Đây là trang tạm trú của talawas sau khi bị tin tặc phá hoại, từ 23/8/2010 đến 14/9/2010. Bài đăng trên trang này đã được bổ sung trở về trang chính thức www.talawas.org.
_________________________________

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2010

Phùng Hi – Người điên xóm nhỏ

Làng tôi có ông Bình điên. Chỉ một số ít người lớn tuổi biết nguyên do ông điên, còn đa phần người làng lớn lên đã thấy ông điên tự thuở nào.

Em trai ông Bình là ông Minh, kể rằng: Năm 1972 ông Bình nhảy núi, lúc ấy ông 17 tuổi. Năm 1973, sau một trận đụng đầu với địch tại chân núi Lò Kho, cách nhà ông một quãng đồng, súng trường lựu đạn bom pháo nổ điếc óc điếc tai, người ta lôi ông Bình lên từ đống đất đá. Chẳng thấy trên người ông tì vết gì nghiêm trọng, nhưng thoáng thấy ông có nụ cười dài dại.

Anh Lê Trần - Việt Nam cần mô hình mới

Hồ Kim Sơn dịch

Việt Nam đã vượt qua được cơn suy trầm toàn cầu với mức tăng trưởng kinh tế 5.3% hồi năm ngoái và được kỳ vọng tăng lên 6.5% trong năm 2010. Mặc dù vậy, do sự suy yếu tụt mạnh trong các định chế tài chánh bên ngoài Việt Nam làm gia tăng mối quan ngại về tình hình sức khỏe của lãnh vực ngân hàng và do cơ cấu chính sách vĩ mô bất cập cao độ đã tạo nên một loạt phá giá dần dần đồng bạc Việt Nam và làm tụt giảm bậc xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam gần đây.

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2010

Phấn đấu ký số 14 của nhạc sĩ Tô Hải

Trong “Phấn đấu ký số 14”, nhạc sĩ Tô Hải bình luận về hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, khiến

Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ tuyên bố đốt thẻ Đảng

Mới đây, trả lời phỏng vấn của RFA, tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ cho biết ông

“tuyên bố đốt thẻ Đảng chỉ sau khi, trong Đại hội lần thứ 11 này, Đảng CSVN vẫn lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng. Tôi sẽ đốt thẻ, nếu như sau Đại hội, Đảng không vứt bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và thay vào đó là Chủ nghĩa Dân tộc lành mạnh, không cực đoan của Hồ Chí Minh làm một bước đệm quan trọng.

Thùy Yên – Điểm lại những dự án phim kỉ niệm 1000 năm Thăng Long

Ngay từ năm 2004/2005, các dự án phim nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đã được nói tới. Nhưng dường như dự án phim nào cũng kèm theo tai tiếng, tranh chấp, đấu đá, tới mức người quan tâm không còn đủ kiên nhẫn phân biệt phim nào với phim nào. Phim nào cũng thấy Lý Công Uẩn, dời đô, Thăng Long, phim nào cũng lùm xùm điều này tiếng kia. Kết quả là đúng dịp kỉ niệm, chỉ có 2 dự án phim hoàn thành: một phim nhựa và một phim truyền hình 19 tập. Cả hai đều do tư nhân thực hiện, một hợp tác với Hàn Quốc và một hợp tác với Trung Quốc, trong khi tất cả các dự án có kinh phí từ ngân sách nhà nước đều bị tạm ngưng, tạm "giãn tiến độ" hay tạm… âm thầm khai tử. Xin điểm lại các dự án phim này:

Erica J. Peters - Đối kháng, Cạnh tranh và Tiệm ăn: Công nhân Việt tại Pháp giữa hai cuộc thế chiến (kỳ 2)

Nguyệt Cầm dịch

Chuẩn bị sân khấu cho các tổ chức của công nhân

Vào đầu thập niên 1920, công nhân Việt ở Pháp dường như có rất nhiều điểm chung với sinh viên Việt và các nhà hoạt động chống thực dân. Điều này là do những nỗ lực của Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh trong tương lai, người đã dành nhiều năng lượng để xây dựng những chiếc cầu nối kết các cộng đồng thuộc địa tại Pháp. Vào năm 1921, ông và các nhà hoạt động khác thành lập the Union Intercoloniale [Liên hiệp thuộc địa], với mục đích đoàn kết các nhóm dân thuộc địa trong cuộc đấu tranh chung giành độc lập từ tay người Pháp.[1] Nguyễn Ái Quốc vận dụng tài năng quảng bác của ông để làm việc chung với nhiều người có gốc gác khác nhau: ông thúc đẩy công nhân và sinh viên Việt hợp tác và khuyến khích họ tìm đến những điểm tương đồng với các nhóm dân thuộc địa khác sống dưới sự thống trị của Pháp.[2] Là chủ biên của Le Paria, tờ tạp chí hàng tháng của Liên hiệp thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc kêu gọi công nhân cũng như các nhà hoạt động từ các thuộc địa khác; ông làm việc ngày đêm để phân phát báo bên ngoài khuôn khổ nhà máy nhằm đến được với một lượng độc giả rộng rãi hơn. Cuối cùng, tờ báo có khoảng hai ngàn độc giả, bao gồm một số nhỏ ở thuộc địa, mặc dù tạp chí này không bao giờ thực sự là “diễn đàn của người vô sản thuộc địa” như nó tuyên bố.[3]

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

Người dân yêu nước lén lút, nhà nước kích dục công khai!

Báo Nhân dân ngày 11/9/2010 có bài về việc Sở Giao thông Vận tải Tỉnh Kiên Giang cho phát hành 122.000 tờ rơi tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh nhân tháng "Văn hóa giao thông 2010" có nội dung "không lành mạnh, mang tính khiêu dâm". Theo đó, ông Giám đốc Sở Nguyễn Văn Chánh giải thích: “Nội dung trong tờ rơi, chúng tôi lấy từ một trang website trên mạng internet. Nhưng do khâu kiểm tra nội dung từ đầu đến khi phát hành chưa được chặt chẽ, nên dẫn đến tình trạng trên”.

Nội dung đó như thế nào? Đó thực ra là những truyện tếu về biển báo giao thông lâu nay được lưu truyền trên Internet, không rõ nguồn gốc (có thể xem tại đây).

Blog Dân Làm Báo bình luận về sự việc này: "Người dân yêu nước lén lút, nhà nước kích dục công khai!"