Đây là trang tạm trú của talawas sau khi bị tin tặc phá hoại, từ 23/8/2010 đến 14/9/2010. Bài đăng trên trang này đã được bổ sung trở về trang chính thức www.talawas.org.
_________________________________

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2010

Phùng Hi – Người điên xóm nhỏ

Làng tôi có ông Bình điên. Chỉ một số ít người lớn tuổi biết nguyên do ông điên, còn đa phần người làng lớn lên đã thấy ông điên tự thuở nào.

Em trai ông Bình là ông Minh, kể rằng: Năm 1972 ông Bình nhảy núi, lúc ấy ông 17 tuổi. Năm 1973, sau một trận đụng đầu với địch tại chân núi Lò Kho, cách nhà ông một quãng đồng, súng trường lựu đạn bom pháo nổ điếc óc điếc tai, người ta lôi ông Bình lên từ đống đất đá. Chẳng thấy trên người ông tì vết gì nghiêm trọng, nhưng thoáng thấy ông có nụ cười dài dại.

Anh Lê Trần - Việt Nam cần mô hình mới

Hồ Kim Sơn dịch

Việt Nam đã vượt qua được cơn suy trầm toàn cầu với mức tăng trưởng kinh tế 5.3% hồi năm ngoái và được kỳ vọng tăng lên 6.5% trong năm 2010. Mặc dù vậy, do sự suy yếu tụt mạnh trong các định chế tài chánh bên ngoài Việt Nam làm gia tăng mối quan ngại về tình hình sức khỏe của lãnh vực ngân hàng và do cơ cấu chính sách vĩ mô bất cập cao độ đã tạo nên một loạt phá giá dần dần đồng bạc Việt Nam và làm tụt giảm bậc xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam gần đây.

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2010

Phấn đấu ký số 14 của nhạc sĩ Tô Hải

Trong “Phấn đấu ký số 14”, nhạc sĩ Tô Hải bình luận về hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, khiến

Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ tuyên bố đốt thẻ Đảng

Mới đây, trả lời phỏng vấn của RFA, tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ cho biết ông

“tuyên bố đốt thẻ Đảng chỉ sau khi, trong Đại hội lần thứ 11 này, Đảng CSVN vẫn lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng. Tôi sẽ đốt thẻ, nếu như sau Đại hội, Đảng không vứt bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và thay vào đó là Chủ nghĩa Dân tộc lành mạnh, không cực đoan của Hồ Chí Minh làm một bước đệm quan trọng.

Thùy Yên – Điểm lại những dự án phim kỉ niệm 1000 năm Thăng Long

Ngay từ năm 2004/2005, các dự án phim nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đã được nói tới. Nhưng dường như dự án phim nào cũng kèm theo tai tiếng, tranh chấp, đấu đá, tới mức người quan tâm không còn đủ kiên nhẫn phân biệt phim nào với phim nào. Phim nào cũng thấy Lý Công Uẩn, dời đô, Thăng Long, phim nào cũng lùm xùm điều này tiếng kia. Kết quả là đúng dịp kỉ niệm, chỉ có 2 dự án phim hoàn thành: một phim nhựa và một phim truyền hình 19 tập. Cả hai đều do tư nhân thực hiện, một hợp tác với Hàn Quốc và một hợp tác với Trung Quốc, trong khi tất cả các dự án có kinh phí từ ngân sách nhà nước đều bị tạm ngưng, tạm "giãn tiến độ" hay tạm… âm thầm khai tử. Xin điểm lại các dự án phim này:

Erica J. Peters - Đối kháng, Cạnh tranh và Tiệm ăn: Công nhân Việt tại Pháp giữa hai cuộc thế chiến (kỳ 2)

Nguyệt Cầm dịch

Chuẩn bị sân khấu cho các tổ chức của công nhân

Vào đầu thập niên 1920, công nhân Việt ở Pháp dường như có rất nhiều điểm chung với sinh viên Việt và các nhà hoạt động chống thực dân. Điều này là do những nỗ lực của Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh trong tương lai, người đã dành nhiều năng lượng để xây dựng những chiếc cầu nối kết các cộng đồng thuộc địa tại Pháp. Vào năm 1921, ông và các nhà hoạt động khác thành lập the Union Intercoloniale [Liên hiệp thuộc địa], với mục đích đoàn kết các nhóm dân thuộc địa trong cuộc đấu tranh chung giành độc lập từ tay người Pháp.[1] Nguyễn Ái Quốc vận dụng tài năng quảng bác của ông để làm việc chung với nhiều người có gốc gác khác nhau: ông thúc đẩy công nhân và sinh viên Việt hợp tác và khuyến khích họ tìm đến những điểm tương đồng với các nhóm dân thuộc địa khác sống dưới sự thống trị của Pháp.[2] Là chủ biên của Le Paria, tờ tạp chí hàng tháng của Liên hiệp thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc kêu gọi công nhân cũng như các nhà hoạt động từ các thuộc địa khác; ông làm việc ngày đêm để phân phát báo bên ngoài khuôn khổ nhà máy nhằm đến được với một lượng độc giả rộng rãi hơn. Cuối cùng, tờ báo có khoảng hai ngàn độc giả, bao gồm một số nhỏ ở thuộc địa, mặc dù tạp chí này không bao giờ thực sự là “diễn đàn của người vô sản thuộc địa” như nó tuyên bố.[3]

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

Người dân yêu nước lén lút, nhà nước kích dục công khai!

Báo Nhân dân ngày 11/9/2010 có bài về việc Sở Giao thông Vận tải Tỉnh Kiên Giang cho phát hành 122.000 tờ rơi tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh nhân tháng "Văn hóa giao thông 2010" có nội dung "không lành mạnh, mang tính khiêu dâm". Theo đó, ông Giám đốc Sở Nguyễn Văn Chánh giải thích: “Nội dung trong tờ rơi, chúng tôi lấy từ một trang website trên mạng internet. Nhưng do khâu kiểm tra nội dung từ đầu đến khi phát hành chưa được chặt chẽ, nên dẫn đến tình trạng trên”.

Nội dung đó như thế nào? Đó thực ra là những truyện tếu về biển báo giao thông lâu nay được lưu truyền trên Internet, không rõ nguồn gốc (có thể xem tại đây).

Blog Dân Làm Báo bình luận về sự việc này: "Người dân yêu nước lén lút, nhà nước kích dục công khai!"

Erica J. Peters - Đối kháng, Cạnh tranh và Tiệm ăn: Công nhân Việt tại Pháp giữa hai cuộc thế chiến (kỳ 1)

Nguyệt Cầm dịch

Mùng Một Tết 1927, ba mươi hội viên Hội Đầu bếp Đông Dương ở Paris [Association des Cuisiniers Indochinois] tụ họp tại một tiệm café ở Quận Tám ăn mừng việc sắp khai trương liên doanh mà họ đã chuẩn bị năm tháng ròng – một tiệm ăn Việt ở Khu Latin. Nhưng không khí chẳng mấy chốc trở nên nặng nề. Trước hết, tập thể đầu bếp người Việt có mặt ở đó bác bỏ đề nghị của chủ tịch về việc hợp nhất với tổ chức sinh viên Việt, the Asociation Mutuelle des Indochinois [Liên hiệp Đông Dương] (AMI). Đầu bếp Ngô Văn Minh, một trong những người tài trợ cho liên doanh sắp khai trương, hớt hải chạy vào báo rằng mình đang bị bạn gái Pháp của một đầu bếp người Việt khác tố cáo là biển thủ. Vì đang bị nghi ngờ, Ngô Văn Minh sẽ phải dè chừng và không thể đầu tư sáu mươi ngàn francs tiền “kiếm chui” vào nhà hàng được nữa. Khi hai cô bồ Pháp của hai đầu bếp bắt đầu to tiếng với nhau ngoài phố, thì liên doanh sụp đổ, trở thành nạn nhân của vụ cãi vã mới nhất trong cộng đồng người Việt tại Pháp.[1] Sự kiện nhỏ này phản ánh chia rẽ trong nội bộ cộng đồng và mở ra đầu mối để ta tìm hiểu xem công nhân Việt ở Pháp giữa hai cuộc thế chiến muốn gì. Họ có vai trò gì trong bàn cờ chính trị lớn hơn của Đảng Cộng sản Pháp (PCF), Đảng Lập hiến Việt Nam, và nhiều phong trào chống thực dân khác ở Pháp? Và ngoài chính trị ra, họ còn bỏ công bỏ của vào những lĩnh vực gì?

Khuất Đẩu – Nguyệt thực

Như những chiếc lá bàng cùng chết tập thể trong mùa đông, cả đại đội cùng nằm phơi xác trên đỉnh đèo.
Chiều xuống.
Rồi trăng lên.

Những linh hồn trẻ theo ánh trăng đang dắt díu nhau tìm về quê cũ. Nhưng anh không về được. Anh chưa thật chết. Một mảnh đạn ghim vào lưng khiến anh nằm bất động.

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2010

Tạp chí Da Màu đã trở lại sinh hoạt bình thường

Sau khi bị tin tặc tấn công (bắt đầu sáng thứ Năm 09.09.2010 giờ California, Hoa Kỳ), ban kỹ thuật của Tạp chí Da Màu đã nhanh chóng thực hiện việc dọn dẹp, tẩy rửa mớ vi khuẩn độc hại bọn tin tặc đã cấy vào trang damau.org. Sau đó, chúng tôi đã liên lạc thường xuyên với Google để yêu cầu giúp điều tra và tháo gỡ phần cảnh báo sau khi chứng thực là Da Màu đã không còn bị ô nhiễm.

Tạp chí Da Màu đã trở lại sinh hoạt bình thường vào khoảng 8 giờ tối ngày 10.09.2010 sau khi Google tháo gỡ phần “warning” trên hệ thống truy cập của họ.

Vũ Tường – Nhà hát hiện đại nhất Việt Nam

Chính quyền Hà Nội vừa thông báo kế hoạch xây “nhà hát hiện đại nhất Việt Nam” bên bờ Hồ Tây. Câu chuyện viễn tưởng dưới đây vừa thú vị vừa có giá trị thời sự. Chúng tôi phát hiện câu chuyện này khi nghiên cứu các báo chí xuất bản vào thập niên 1930s ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Hy vọng câu chuyện này (và những tư liệu lịch sử khác chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu khi có dịp) giúp cho các bạn yêu lịch sử có thêm tư liệu sinh động về một giai đoạn thú vị trong lịch sử Việt Nam mà nay không được nhắc đến hoặc bị bóp méo có hệ thống. Ngọ Báo là một trong những tờ báo tư nhân lớn ra hàng ngày ở Hà Nội do Bùi Xuân Học làm chủ nhiệm. Bài báo được ghi lại hoàn toàn theo bản gốc. Tác giả ký bút danh Sunlight, có lẽ là người phụ trách trang phim ảnh của Ngọ Báo.

Bầu cử nghiêm minh thế này mà “bọn phản động” dám nói ở ta không có dân chủ

Từ Vinashin đến Tamiflu

Vụ Vinashin chưa chấm dứt. Một bản tin nhỏ hôm qua trên Pháp luật TPHCM cho biết lại có thêm một con tàu 4000 tấn, trị giá 102 tỉ đồng (5,2 triệu Dollar) mà Vinashin đang đóng dở “đang trở thành một đống sắt vụn với nhiều phần bị rỉ sét, hư hỏng nặng”.

Tạp chí Da Màu bị tin tặc tấn công

Thông báo của Tạp Chí Da Màu ngày 10.09.2010

Tạp chí Da Màu (damau.org) đang bị tin tặc tấn công. Hiện nay trang mạng này có thể không an toàn cho người đọc.

Nguyễn Đăng Thường - Tiểu thuyết đen

khi mới ra lò đã gây phẫn nộ
dù bối cảnh của nó chỉ là một cánh đồng
dĩ nhiên phải mênh mông

Video quay cận cảnh thảm họa ngày 11 tháng Chín 2001 mới xuất hiện trên Internet



Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010

Gia Cát Dự - Từ sự kiện Vinashin: Không thể phủ nhận vai trò của kinh tế nhà nước...

Vinasink - những chuyến tàu (đồng nát) mang tên hi vọng

... trong tiến trình cùng - biến - tắc - tị.


© 2010 Gia Cát Dự
© 2010 talawas

Nguyễn Thanh Giang - Đọc "Đối mặt" của Vi Đức Hồi

Những người như Trần Độ, Trần Xuân Bách, Nguyễn Hộ… hay Trần Đức Thảo, Bùi Minh Quốc, Trần Mạnh Hảo… bỗng nhiên quay ngược lại phê phán, lên án Đảng, đều bị Đảng quy là do bất mãn.

Blogger Kami – “Làm người yêu nước chân chính như Fidel Castro đâu khó”

Bình luận về tuyên bố mới đây của cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro với nhà báo Mỹ Jeffrey Golberg đăng trên nguyệt san The Atlantic, blogger Kami viết,

Phong Uyên - Trả lời phản hồi của Hoà Nguyễn và một vài độc giả khác về Nguyễn Mạnh Tường, Hiệp định Genève 54, Marx và Commonweath

Tôi xin trả lời ông Hoà Nguyễn từng điểm một

1. Hoàn toàn đồng ý với Hoà Nguyễn là "không thể đọc hết những tác phẩm của những tác giả nổi tiếng". Nguyễn Mạnh Tường không những không phải là một tác giả nổi tiếng, mà nhiều người Việt còn không hề biết đến vì những tác phẩm của ông từ trước tới nay chỉ được viết bằng tiếng Pháp. Có một vài tác phẩm nặng về khảo cứu viết bằng tiếng Việt sau 1945 nhưng không được cộng sản cho in. Un Excommunié không phải là một tác phẩm hay một cuốn sách dùng để nghiên cứu mà chỉ là hồi ký của một người trí thức sống nửa thế kỷ dưới chế độ cộng sản Việt Nam tự thuật cuộc đời mình trong thời gian đó.

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010

Người Dơi và 8 tộc man di thuộc Nhóm G8 sẽ tham gia chương trình Đại lễ 1000 năm Thăng Long

Blogger Gốc Sậy đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về chương trình nghệ thuật trong 10 ngày Đại lễ vừa được công bố trên báo chí Việt Nam. Chưa kịp hoàn hồn vì Người Dơi Batman không "tấn công" mà "tấn cống" trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long, ông lại té ngửa một lần nữa vì không phải Người Dơi Batman mà người của 8 tộc man di Bát Man sẽ tấn cống. Đi tìm lời đáp cho câu hỏi của ông, "Ai là man di, mọi rợ ở đây?", chúng tôi phát hiện ra 8 tộc trong Nhóm G8 có thể vào vai tấn cống này, đó là Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nga, Nhật, Pháp và Ý. Ba trong số đó (Pháp, Nhật, Mỹ) từng thua trận hoặc bị hất cẳng tại Việt Nam.

Đã hèn lại còn rón rén anh dũng

Trong thư "gửi các anh chị mũi dài tai thính", blogger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) kể về việc điều gì đã xảy ra với tài khoản email của mình khi chị phải "tự nguyện giao nộp" nó trong lần bị tạm giữ 9 ngày vào tháng Chín 2009.
"Không biết các anh/chị đã tìm được những chứng cứ gì trong hộp thư của tôi chưa, riêng tôi viết những dòng này, để báo cho các anh/chị biết rằng, không phải tôi không biết những gì các anh/chị đã và đang làm sau lưng tôi, và tôi khinh những người đang làm công việc đó.
Hèn và nhục thứ cứ nhận, có khi lại dễ được thông cảm hơn là cái loại đã hèn lại còn rón rén anh dũng.
Hết chặn đầu chặn đuôi thì lại lén lút thậm thụt sau lưng."

Tạ Chí Đại Trường – Có một nguyên nhân dời đô khác?

Việt Nam tưng bừng chuẩn bị kỉ niệm Ngàn năm Thăng Long. Một lễ hội Nhà nước tân thời, bởi vì trong quá khứ không có triều đại nào định ôm tròn cả lịch sử của triều đại khác thu về tay mình như thế, và cũng chẳng ai kịp có phương tiện thừa mứa của thế giới kĩ thuật để mưu cầu hạnh phúc vật chất, thoả mãn tính phô trương, làm một cuộc kinh doanh quyền lực chính trị to lớn như bây giờ. Con người trên đà đi tới, có lúc phải sống trong một thế giới ảo được tạo dựng để lừa dối nhau, rồi cũng đi đến chỗ tự gạt gẫm mình, vì phải sống ở đó như là sự thật, và để chính trị trở thành lịch sử tiếp nối. Lịch sử đó đến nay đã ngập chìm trong một không khí huyền thoại, “truyền thống”, mang đầy những tin tưởng lí số quê mùa mà cao ngạo có vẻ không gì lay chuyển nổi. Nhưng quá khứ thì dù sao cũng không thể cải sửa. Ngàn năm trước, cuộc sống nhỏ bé hơn, bình thường hơn. Sử gia không đi tìm quần chúng thuộc hạ, sử gia cố gắng / may mắn vượt ra ngoài sự hấp dẫn / ràng buộc của miếng đỉnh chung thì chỉ thấy còn lại có những tờ giấy cũ nát, những chứng cớ tản mạn để gom lại thành cái gọi là quá khứ. Cho nên dù muốn đi tìm một lí do dời chuyển lịch sử khác của người ngàn năm trước thì tuy chỉ là không chịu làm người “chép” sử nhưng cũng thấy không phải cưỡng ép ai.

Tưởng Năng Tiến - Nghẽn đường và nghẽn mạch

Ở trang 83, trong cuốn Hai mươi năm miền Nam 1955–1975 (Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2010) Nguyễn Văn Lục ghi: "Vào những năm đầu của chính thể ông Diệm, có thể đi suốt ngày đêm từ Cà Mau đến Bến Hải một cách an toàn.” Qua trang 231, tác giả thêm: “Tóm lại, ổn định an ninh và phát triển giáo dục là hai thực tế miền Nam đã đạt được ngay thời gian đầu của chế độ Đệ nhất Cộng hoà.” Tới trang 489, ông viết tiếp: “Đây là những ngày miền Nam bừng lên một không khí đượm nhiều hứng khởi.”

Ông Nguyễn Văn Lục không phải là người đầu tiên, và cũng không phải là người duy nhất, đã khẳng định những điều như thế. Có vị còn nằng nặc thêm rằng sở dĩ miền Nam được sống trong cảnh thanh bình (“bốn bề phẳng lặng hai kinh vững vàng”) là nhờ vào sự anh minh của Ngô Tổng thống.

Báo Người Việt Online bị tin tặc tấn công


Độc giả Người Việt Online (NVO) có thể thấy sự 'bất bình thường' trên một số trang, mục của NVO, đặc biệt là mục bình luận của nhà báo Ngô Nhân Dụng.

Tin tặc đã đặt vào mục này bài viết có tựa đề 'Nguyễn Hưng Quốc: Hãy Dám Nhìn Thẳng Vào Sự Thật,' với nội dung bôi nhọ và dữ kiện sai sự thật liên quan đến nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc (đồng chủ bút tạp chí Tiền Vệ) và nhà thơ Phan Quỳnh Trâm (cộng tác viên tạp chí Tiền Vệ).

Tin tặc bắt đầu tấn công NVO khoảng 10:15 phút tối ngày 7 tháng Chín, bắt đầu từ mục Bình Luận của nhà báo Ngô Nhân Dụng, rồi tiếp tục tấn công phần 'tin chính,' và sau đó bị chặn.

Tin tặc tấn công NVO lần thứ nhì vào khoảng 4 AM ngày 8 tháng Chín.

Người Việt

Ân nhân của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Người Lao động ngày 05/8/2010 có bài "Ân nhân của Thủ tướng", kể về ông Phan Trung Kiên, người từng cứu sống Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - khi đó "làm văn thư, liên lạc, cứu thương, y tá, y sĩ" trong quân đội - trong một trận chống càn năm 1970 tại sông Cái Tàu - Cà Mau.

Về số phận của hai đồng đội cũ này, blogger Kami đặt câu hỏi:

Nguyễn Vĩnh-Tráng - I Tờ, Tờ i Ti. Le a La, Me er Mer, La Mer.

Nói đến Phong trào Bình dân Học vụ vào những năm 1945, 1946, những người năm nay đã thất tuần khó mà quên được. Là một phong trào hết sức nhộn nhịp. Nhộn nhịp, một phần vì dân ta hiếu học, một phần vì cách dạy rất khéo léo dễ học. Và cứ thế từ thành thị đến thôn quê, trẻ, già, lớn, bé đổ xô nhau đi học. Các giáo viên là học sinh ở các trường trung học, nên rất trẻ, rất hăng say, rất tận tình, cùng với các nhà hảo tâm đóng góp tiền bạc để mua giấy bút phát không cho học viên. Chính quyền lại khuyến khích, cổ động tối đa, nào là đi từng nhà, từng xóm mời dân đi học, nào là dựng các cửa Hoàn Môn cho người biết đọc đi qua (ở cầu An Cựu, Huế, gần nhà tôi, lúc bấy giờ…), nào là những vần thơ dễ nhớ như:

Văn hóa Vietnam Airlines

Blogger Nguyễn Văn Tuấn miêu tả "văn hóa Vietnam Airlines" trong bài "Chả bao giờ thấy nàng cười" như sau: "Đã bay với VNA là chấp nhận mù thông tin", "Đã bay với VNA là chấp nhận luật lạ lùng của VNA. Những 'luật' hay những qui định mà tiếp viên có thể sáng tác ra trong lúc bối rối không trả lời được cho hành khách", "Họ làm việc cứ như là những cỗ máy. Không có logic. Không cần suy nghĩ. Bất chấp thực tế", "Họ nói không thật", "Họ làm một cách miễn cưỡng, làm cho có làm", và họ không bao giờ cười.

Blogger TOU, trong một bài viết gần đây, giải thích việc vì sao các nữ tiếp viên không cười: như sau "Khoảng cách giữa trang điểm và nụ cười của các tiếp viên cực kỳ tinh tế, phải trải qua vài trăm giờ bay mới chiêm nghiệm được chân lý sơ khai 'đã trang điểm đẹp rồi thì đếch cần cười, chỉ có bọn điên mới cười sau khi trang điểm.'"

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2010

Liên hoan phim Venezia 2010 và bộ phim "Rừng Na Uy" của đạo diễn Trần Anh Hùng

Sau giải Sư tử Vàng cho phim Xích lô tại Liên hoan phim Venezia năm 1995, đúng 15 năm sau đạo diễn Trần Anh Hùng trở lại Liên hoan phim Venezia lần thứ 67 với bộ phim Rừng Na Uy, dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nhật danh tiếng Murakami Haruki (bản dịch của Trịnh Lữ, Nxb Hội Nhà văn và Công ty Nhã Nam, 2006). Bộ phim mới của đạo diễn Pháp gốc Việt này, với nhà quay phim Đài Loan Mark Lee Ping Bin và âm nhạc của Jonny Greenwood thuộc băng nhạc Anh Radiohead,  là tác phẩm dự thi của Nhật năm nay. Đây là bộ phim thứ 5 của Trần Anh Hùng, sau Mùi đu đủ xanh (giải Ống kính Vàng LHP Cannes 1993, giải César cho phim đầu tay xuất sắc nhất 1994), Xích lô (1995), Mùa hè chiều thẳng đứng (2000) và Và anh đến trong cơn mưa (2009).

Bùi Văn Phú - Tự do thông tin và sáng tác ở Việt Nam, so sánh với ai và đang đứng ở đâu?

Nhân đọc bài viết của Nguyễn Vy Khanh đưa ra những nhận xét về một bộ sách phê bình văn học do Nguyễn Q. Thắng biên soạn năm 2003, tôi có mấy ý kiến sau.

Đọc những sách phê bình văn học Việt Nam Cộng hoà, mà trong hai mươi năm đã có cả nghìn tác phẩm, được chính quyền đương thời cho phép in ấn, phát hành trong nước tôi thấy những nhà phê bình trong nước không nhắc đến tên một số nhà văn đã có những thành quả đóng góp cho văn học, nghệ thuật miền Nam. Hay có nhắc thì không đúng chỗ đứng trong văn học như Nguyễn Vy Khanh đã chỉ ra, còn không lại là những bôi bác nội dung và tiểu sử của tác giả. Tiêu biểu là Trà Linh với quyển Văn hoá, văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ-Ngụy xuất bản năm 1977 và Trần Trọng Đăng Đàn với quyển Văn hoá, văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân mới Mỹ tại Nam Việt Nam, 1954-1975, sau sách này được bổ sung và đổi tên thành: Văn hoá, văn nghệ Nam Việt Nam: 1954-1975 do Nxb Thông Tin phát hành năm 1993. Đọc hai tác giả trên sẽ thấy lối phê bình văn học của kẻ thắng trận hơn là phân tích các tác phẩm. Từ 1993, sách của tác giả Trần Trọng Đăng Đàn dù đã bổ sung nhưng quan điểm phê bình văn học Việt Nam Cộng hoà của ông không thay đổi. Năm 2003 Nxb Thông Tin cho phát hành tập sách của Nguyễn Q. Thắng mà Nguyễn Vy Khanh đã chỉ ra những điều thiếu đúng đắn, khách quan trong phê bình đối với văn học Việt Nam Cộng hoà thì cũng không có gì là lạ. Sống dưới chế độ hiện hành tại Việt Nam, những nhà phê bình trên không thể hoặc không được phép viết khác hơn.

Nguyễn Lê Hiếu - Về nhà biên khảo Nguyễn Q. Thắng, tác giả cuốn "Văn học Việt Nam nơi miền đất mới"

Xin cùng theo nhiều độc giả khác để cảm ơn ông Nguyễn Vy Khanh đã đọc và phân tích hộ quyển Văn học Việt Nam nơi miền đất mới của soạn giả Nguyễn Q. Thắng (NXB Văn Học, Hà Nội); và cũng tỏ một lời thán phục sự điềm tĩnh và cả sự can đảm của ông Nguyễn Vy Khanh. Tuy nhiên, xin có một điểm không hoàn toàn đồng ý khi ông bỏ nhỏ một câu đá chéo: "Bộ sách của ông Nguyễn Q. Thắng đã khiến người đọc nhận thấy sự hiện diện quẩn quanh của một chỉ thị nào đó của Bộ Chính trị!" Điều này có thể có thiệt nhưng cũng có thể chỉ là vì trong lòng chúng ta có cái ý đó. Giản dị hơn là tìm lý do ở ngay chính người viết, phương pháp và con người ông ta. Hãy thử tìm hiểu về nhà biên khảo Nguyễn Q. Thắng.

Khuất Đẩu – Những đám mây màu lúa chín

Đã đến lúc những đám mây trắng lang thang trở nên ngoan ngoãn như một bầy cừu kéo nhau về núi. Nền trời đã bớt xanh và lúa cũng thôi rạp mình dưới những cơn gió nồng mặn mùi biển. Mặt trời ném những tia nắng cuối cùng trên lưng lũ cừu và chúng vụt sáng bừng lên với một màu vàng mà bà tôi thường bảo đó là màu lúa chín.

Bà, lúc nào cũng lúa lúa! Ước gì đó là những đám mây mạch nha, bà nhỉ! Tôi nói thế, bởi vì lúc ấy, mạch nha với tôi là ngon nhất và vì tôi hãy còn quá nhỏ để thấy được rằng, đó là cách so sánh đầy hình tượng mà bà tôi phải mất cả một đời người, sống chết với cây lúa mới có được. Tôi chưa đủ khổ đau để thấy rằng trong cái màu vàng sậm đó có màu nâu bùi của đất, màu mật ong của mồ hôi, màu lưu ly của nước mắt.

Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010

Blogger Uyên Vũ với Tuyên ngôn của Blogger

Theo blogger Uyên Vũ trên Facebook, "...tất cả các bloggers trên thế giới mạng đều sinh ra bình đẳng dù sử dụng Facebook, Twitter, Blogspot, Wordpress hay Multiply; blogger nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Như thế, mọi hành động đi ngược với tuyên ngôn trên như dựng tường lửa, hạn chế truy cập, xâm nhập website và blog bất hợp pháp, đọc trộm mail, ăn cắp data, hack, phá hoại trang của người khác... hoặc bịt mồm, cầm tù bloggers đều đáng lên án vì chống lại loài người."

Lê Diễn Đức - Kịch bản mới cho Vinashin sau vụ bắt giữ thêm 4 viên chức cao cấp

Ngày 29/8/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết đình chỉ chức vụ Tổng Giám đốc Điều hành Tập đoàn Vinashin đối với Trần Quang Vũ và Trưởng ban Kiểm soát Trần Văn Liêm.

Việc bắt giam ông Phạm Thanh Bình, cựu Tổng Giám đốc Vinashin, bổ nhiệm Trần Quang Vũ thay thế, rồi chỉ hai tháng sau lại cách chức Trần Quang Vũ, đã cho thấy những lúng túng của ông Thủ tướng.

Trần Hoài Thư - Thư Ấn Quán và phương pháp Book-On-Demand với 4 tác phẩm giới thiệu những người viết miền Nam trước 1975

Chỉ trong tháng 8 năm 2010, cơ sở Thư Ấn Quán và tạp chí Thư Quán Bản Thảo tại Hoa Kỳ đã tung ra 4 tác phẩm mới dưới hình thức "Book-On-Demand" và "Chỉ tặng khi có yêu cầu". Lợi điểm của phương pháp này là giúp nhà xuất bản khỏi bối rối về số lượng sách bị tồn trữ, tránh nạn tin tặc, không phổ biến tác phẩm bừa bãi, chỉ in theo yêu cầu. Ngoài ra nó còn giúp cho người đọc có thể giữ gìn tác phẩm được lâu dài trong tủ sách gia đình.

Sau đây là 4 tác phẩm, cùng một chủ đề: Giới thiệu những người viết miền Nam trước 1975.

Phan Xuân Sinh - Thời gian và sắc màu: Viết về cuộc triển lãm tranh tại Houston ngày 21/8/2010

Từ trái sang: Các họa sĩ Dương Phước Luyến, Nguyên Khai, Nguyễn Trọng Khôi và Ann Phong
Ngày 21 tháng 8 năm 2010 có một cuộc triển lãm tranh của các họa sĩ Nguyên Khai, Nguyễn Trọng Khôi, Dương Phước Luyến, Ann Phong và giới thiệu tập sách Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại của Huỳnh Hữu Ủy tại Viet Art Gallery, trên đường Bellaire (trung tâm của người Việt). Đây là một cuộc triển lãm thú vị, cho thấy các khuynh hướng, trào lưu khác nhau, nên người xem được thưởng lãm một cách tường tận từng sự khác biệt trong cách vẽ, sắc màu, bố cục giữa các họa sĩ.

Thứ Hai, 6 tháng 9, 2010

Quy trình mới của việc tiếp nhận đơn khiếu nại tại Việt Nam

Không tiếp nhận đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người

(HNM) - Thanh tra Chính phủ khẳng định, từ ngày 11-10, việc xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị sẽ thực hiện theo quy trình mới, rõ ràng và chặt chẽ hơn.

Theo đó, cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm xử lý đơn trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn. Điều kiện để đơn được tiếp nhận, giải quyết là: Viết bằng tiếng Việt, ghi rõ họ tên người khiếu nại, tố cáo và các thông tin nhận dạng về tổ chức bị khiếu nại, tố cáo. Mặt khác, đơn chưa được cơ quan tiếp nhận đơn xử lý hoặc đã được xử lý nhưng hiện cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ mới được coi là đạt yêu cầu.

Cơ quan hành chính nhà nước sẽ trả lại đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người; gửi cho nhiều cơ quan, nhiều người, trong đó đã gửi đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.

Anh Ba Sàm tái xuất giang hồ


Không biết liệu có phải Anh Ba Sàm “bỏ học” vì “Được bảo lãnh vẫn không xong thủ tục nhập học”,  hay vì kinh phí học ở nhà trẻ (Anh Ba Sàm tròn 3 tuổi) còn đắt hơn cả “chi phí thí điểm tiếng Anh ở trường tiểu học"?

Lò T.V - Tranh cổ động Vì tương lai con em chúng ta

Nhà văn Phạm Đình Trọng viết về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Trong bài viết “Thách thức đối với một tờ báo” đăng trên Đàn Chim Việt, nhà văn Phạm Đình Trọng nhận xét,

“Khi nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trịnh trọng tuyên bố trước Quốc hội quyết tâm chống tham nhũng. Để thể hiện quyết tâm đó ông còn khẳng định nếu không chống được tham nhũng ông sẽ từ chức! Gần hết một nhiệm kì cầm quyền, Thủ tướng Dũng không những không chống được tham nhũng mà tham nhũng còn lan rộng đến tận chân ông, gần như ngang nhiên, công khai, mức độ nghiêm trọng hơn trước nhiều lần! Những vụ việc tham nhũng khổng lồ liên tiếp diễn ra! Nhưng Thủ tướng không thực hiện lời hứa từ chức! Với người dân, đó là một Thủ tướng thất hứa và thiếu tự trọng!

Trần Quốc Việt – Cõng người lên núi hay không đưa người sang sông

Chuyện mẹ kể cho con gái khi biết con sắp sinh con đầu lòng:

Một con chim mẹ và ba chim con đến bờ một con sông, sông quá rộng các chim con không thể tự mình bay qua được bờ bên kia.

Chinh Ba - Bài thơ trên xương cụt

Lời giới thiệu của Ng~: Chinh Ba tên thật là Phan Văn Nhựt, sanh quán làng Bảo An, Điện Bàn, Quảng Nam. Ông còn có tên khác là Phan Mai. Chinh Ba đã từng bị nhà cầm quyền Sài Gòn kết án tù 3 năm (không rõ lý do). Sau bỏ trốn qua Cambodge, sang Hongkong, rồi định cư tại Pháp. Bài viết của ông đăng trên tạp chí Bách Khoa số đầu tiên tháng 1.1957 và sau đó rải rác trên các tạp chí văn nghệ Sài Gòn.

Truyện ngắn “Bài thơ trên xương cụt” đăng trên tạp chí văn nghệ Giữ Thơm Quê Mẹ số 4 tháng 4. 1964 (do Lá Bối xuất bản, Hoài Khanh coi sóc).

Nội dung truyện là phơi bày bộ mặt thật về cách hành xử của nhà cầm quyền đối với văn nghệ sĩ, của thứ quyền lực hắc ám đối với văn chương vô cùng bỉ ổi, trâng tráo. Đó là thời của kiểm duyệt, tịch thu, tù tội... vì không chịu nói theo điều nhà cầm quyền nói và làm.

Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2010

Nguyễn Vy Khanh - Văn học Miền Nam qua một bộ "văn học sử" của trong nước

Miền Nam đây là Việt Nam Cộng hòa và nền văn học của những năm 1954-1975. Văn hóa và nền văn học của miền Nam sau những cuộc thanh lọc, bắt bớ và cấm đoán, vẫn tiếp tục bị những bất thường và quái gở của một thế giới văn hoá, biên tập cố tình làm cho sai lạc. Ai cũng biết sau ngày cưỡng chiếm miền Nam 30-4-1975, văn học và văn hóa Việt Nam Cộng hòa đã bị cấm đoán, phủ nhận như thế nào qua nhiều đợt tấn công, dàn cảnh. Nay, đã 35 năm sau, chiến thuật đó vẫn còn ở một nước Việt Nam hô hào cái gọi là 'cởi mở', 'kinh tế thị trường'. Mới đây, chúng tôi được đọc bộ Văn học Việt Nam nơi miền đất mới trên 4 ngàn trang gồm 4 tập của soạn giả Nguyễn Q. Thắng (NXB Văn Học, Hà Nội). Miền Đất Mới ở đây được soạn giả bao gồm miền Nam Lục tỉnh và miền Nam Cộng hòa; và trong các tập 3 và 4 chủ yếu vẫn là những cây viết của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm nằm vùng, ly khai, tập kết, gởi vô Nam hoặc những cây viết từng có mặt thời Việt Nam Cộng hòa nhưng sau này sinh hoạt với các hội và báo chí của Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt Nguyễn Q. Thắng đã xen vào đó những nhà văn của miền Nam 1954-1975, nhưng vì ông có thể nói hãy còn tuân theo một “chính sách” hay “chỉ thị” nào đó, do đó chưa thể là một bộ văn học sử đúng nghĩa – nghĩa là ghi nhận, tổng kết và phê phán các tác giả và tác phẩm như đã xuất hiện và sinh hoạt một thời.

Tiếp tục vụ Đài Truyền hình Việt Nam

Trong khi dư luận chưa hết xôn xao vụ “ông Trần Đăng Tuấn - Phó tổng giám đốc thường trực Đài truyền hình Việt Nam (VTV) gửi đơn xin từ chức lên Thủ tướng Chính phủ.”  thì Văn phòng Luật sư Vì dân tuyên bố nhận “tư vấn pháp luật miễn phí cho ông Trần Quốc Khánh (cán bộ Đài truyền hình VN) khiếu nại, tố cáo đối với ông Vũ Văn Hiến (Ủy viên Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội, Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam) vi phạm nghiêm trọng pháp luật và Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Văn phòng Luật sư Vì dân trước đây cũng đã nhận bào chữa miễn phí cho Nguyễn Thị Thanh Thúy  trong vụ Hà Giang liên quan đến cựu Chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô.

Kiến nghị tiếp theo của một nhóm lão thành cách mạng

Ngày 22/4/2010, một nhóm lão thành cách mạng 19 người ở tuổi 80-90, trong đó nhiều người từng giữ những chức vụ cao trong bộ máy Đảng, chính quyền và quân đội, đã gửi một "Kiến nghị đến Bộ Chính trị - Ban Bí thư Trung ương và các ủy viên BCHTƯ Khoá 10", đặc biệt phê bình và góp ý với 4 thành viên Bộ Chính trị là Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Phú Trọng và Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương Tô Huy Rứa.

Kiến nghị này không nhận được một hồi âm nào.

Ngày 29/8/2010, một Kiến nghị mới, gửi Bộ Chính trị và các ủy viên Trung ương Đảng, nêu khuyết điểm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, được công bố. Nhóm kiến nghị gồm phần lớn những người đã tham gia kiến nghị lần trước, nay mở rộng thành 31 người.

Trình Phụng Nguyên – Tham vọng nói

Thời gian gần đây, trên truyền thông, từ nhiều nguồn khác nhau xuất hiện một số bài viết biểu hiện “tham vọng nói", nói (viết) lấy được. Điển hình là bài "Một người thích đùa: tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ" của ông Trần Văn Tích.

Một cách rất rõ ràng, từ "Kiến nghị trả tự do cho tất cả tù nhân cựu quân nhân và viên chức chính quyền Việt Nam Cộng hoà, lấy 'Việt Nam’ làm quốc hiệu để hoà giải dân tộc" ông Cù Huy Hà Vũ muốn gửi đến nhà nước Việt Nam (không phải gửi đến những người Việt ở nước ngoài, hoặc ai đó) một thông điệp, rằng:

Trần Trung Đạo - Cách mạng dân tộc dân chủ trong tình hình mới

Lịch sử Việt Nam từ khi có Đảng Cộng sản đến nay là lịch sử của những ngộ nhận, và ngộ nhận lớn nhất là ngộ nhận giữa yêu nước và bán nước.

Bắt đầu từ hoàn cảnh cá nhân, tôi hay suy nghĩ về chiến tranh và đất nước. Như một lẽ tự nhiên, tôi cũng kết bạn với những người có ít nhiều thao thức về đất nước. Những đứa không cùng sở thích lần lượt xa dần. Từ một nhóm nhỏ thời trung học, sau thêm bạn từ các tỉnh khác khi lên đại học. Chúng tôi thường quây quần nhau ở một quán cà phê bình dân gần chợ Hòa Hưng. Quán không có tên nên chúng tôi đặt tên là Cà phê Lương Sơn Bạc để dễ hẹn hò nhau (ngày đó chúng tôi chưa đủ nhận thức để đặt tên quán là Cà phê Lũng Nhai). Với tôi, bạn bè không những chỉ là những người cùng thao thức, cùng lứa tuổi, mà còn là bóng mát, là gia đình vui buồn riêng của tôi.

Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2010

Thanh tra chính phủ và các Phó Thủ tướng

Ngoài nhiệm vụ chủ động đưa tin kịp thời và có định hướng về Vinashin, báo chí trong nước cũng đưa tin,

Trang Đối Thoại, Blog Lê Diễn Đức và Blog Anhbasg bị tin tặc tấn công

Nối tiếp vào danh sách các trang mạng và blog bị tin tặc tấn công từ giữa tháng Tám, những nạn nhân mới nhất của tin tặc là:

- Trang Đối Thoại: bị tấn công ngày 02/9/2010, nay đã chuyển sang địa chỉ mới: www.doithoaionline.net;
- Blog Lê Diễn Đức: bị tấn công ngày 04/9/2010, hiện treo Sinh Tử Lệnh;
- Blog Anhbasg: bị tấn công nhiều đợt, hiện treo Sinh Tử Lệnh, nhưng hiện còn một phiên bản tại: http://anhbasg.wordpress.com/.

Phan Xuân Lâm – Chiến lược công nghiệp nặng quốc gia qua điển hình Vinashin: Kinh doanh đồ đồng nát

Vụ Vinashin đang có cơ hội giật kỷ lục những điều kì lạ "chỉ có ở Việt Nam". Cho nên việc ông Trần Quang Vũ cùng 3 (hay 4, theo dư luận?) nhân vật lãnh đạo then chốt của Tập đoàn này vừa bị bắt không còn gây ngạc nhiên lớn. Từng là một trong những chiến hữu kề vai sát cánh với ông số 1 Phạm Thanh Bình trong những phi vụ lạ lùng nhất của Vinashin, ông số 2 Trần Quang Vũ được bổ nhiệm chức Tổng Giám đốc điều hành đầu tháng 7/2010, ngay sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật ông số 1. Chưa đầy 2 tháng sau, ông số 2 này bị đình chỉ chức vụ. Kịch bản từ bị đình chỉ đến bị bắt thì bao giờ cũng giống nhau, vấn đề chỉ là tốc độ diễn biến. Ông số 1 bị đình chỉ ngày 13/7, bị bắt ngày 4/8. Tin ông số 2 sẽ bị bắt đã lưu truyền từ mấy ngày trước, nhưng đến Hồ Chí Minh cũng phải lùi thời điểm "đang sống chuyển sang từ trần" lại 1 ngày sau Lễ Quốc khánh thì các ông số 2, số 3, số 4… gì đó của Vinashin cũng phải lùi thời điểm bị bắt 1 ngày là chuyện bình thường. 

Richard S. Ehrlich - Mối quan hệ phức tạp của Việt Nam với Hoa Kỳ

Ngọc Thu dịch

35 năm sau chiến tranh, Việt Nam buộc phải đồng ý các điều khoản với Hoa Kỳ, và Mỹ cũng phải đồng ý về các điều khoản với Việt Nam.

Tờ tiền $100 đô la được sao chụp với giá rẻ bay trong gió nhiệt đới, với khuôn mặt Benjamin Franklin xả rác trên vỉa hè TP Hồ Chí Minh. Những nơi khác ở Việt Nam, Tổng thống Mỹ Richard M. Nixon đã trở thành biểu tượng thời trang mạnh mẽ, làm cho đường phố chính trị có được sự kính nể đối với quần áo mặc nơi đô thị.

Ba mươi lăm năm trước, Quân đội Cộng sản Bắc Việt Nam chiến thắng đã tìm đường vào cổng phía Nam Việt Nam của Sài Gòn và đổi tên thành TP Hồ Chí Minh để vinh danh vị lãnh tụ râu lưa thưa, có uy tín của họ đã chết. Chân dung của ông Hồ có mặt khắp nơi, tuy nhiên giờ đây cạnh tranh với các biểu tượng của Mỹ, một trong những kẻ thù ghê tởm nhất của ông.

Vinashin – Chuyện dài nhiều tập

Theo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, “Hôm nay, 3/9, Cơ quan an ninh điều tra - Bộ Công an đã bắt tạm giam ông Trần Quang Vũ - nguyên Tổng Giám đốc tập đoàn Công nghiệp tàu thủy (Vinashin) và 3 cán bộ cấp cao khác của Vinashin” gồm các ông “Trần Văn Liêm, nguyên thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát; ông Nguyễn Tuấn Dương, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên thép Cái Lân Vinashin; ông Nguyễn Văn Tuyên, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh (một công ty con của Vinashin).”

Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2010

Trần Văn Tích - Một người thích đùa: tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ

Ngày 30 tháng Tám vừa qua, từ Hà Nội, ông Cù Huy Hà Vũ gửi cho cơ cấu mệnh danh là Quốc hội Việt Nam một bản kiến nghị mang đầu đề: "Kiến nghị trả tự do cho tất cả tù nhân cựu quân nhân và viên chức chính quyền Việt Nam Cộng hoà, lấy 'Việt Nam’ làm quốc hiệu để hoà giải dân tộc".

Chỉ cần đọc cái nhan đề bản kiến nghị, một người có đầu óc bình thường đã muốn bể đầu và nát óc.

Tù nhân là người đang bị cầm tù, cho nên họ mới cần được trả tự do. Nhưng nếu thế thì hiện có bao nhiêu cựu quân nhân và viên chức chính quyền Việt Nam Cộng hoà đang bị câu thúc thân thể trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam? Con số đó chắc phải lớn lắm nên trong thân bài bản kiến nghị, ông Hà Vũ mới dùng chữ “đại xá". Và nếu hiện đang có nhiều “cựu quân nhân và viên chức chính quyền Việt Nam Cộng hoà" còn lâm vòng lao lý thì tại sao các hội đoàn, các tổ chức, các cá nhân người Việt ở nước ngoài và cả các cơ cấu bảo vệ nhân quyền ở cấp quốc gia và/hoặc ở cấp quốc tế, chẳng hề thấy bất cứ thiết chế hay cá thể nào đòi hỏi như ông Hà Vũ kiến nghị?

Susan Shirk - Những nhận xét mở đầu của phía đối lập [chống Mô hình Trung Quốc]

Hồ Kim Sơn dịch

Lời giới thiệu: Hồi đầu tháng 8, tờ The Economist tổ chức cuộc tranh luận về Mô hình Trung Quốc với sự tham gia của Stefan Halper, Chuyên viên Cao cấp, Khoa Chính trị và Quốc tế Học, Đại học Cambridge (người ủng hộ mô hình này) và Susan Shirk, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hợp tác và Xung đột Toàn cầu, Đại học California (người phản biện). Điều phối cuộc tranh luận là James Miles, phóng viên thường trú của The Economist tại Bắc Kinh kể từ năm 2001.

Trang Dân Luận đã lần lượt giới thiệu lời mở đầu của James Milesnhững nhận xét mở đầu của Stephan Halper qua bản dịch của Mai Việt Tú. Sau đây,  mời độc giả tiếp tục theo dõi lập luận mở đầu của Susan Kirk, người phản biện Mô hình Trung Quốc.

Một xã hội mà có tới 8% lỗi chính tả thì không phải là bình thường

Cách đây không lâu, "Báo cáo về tình hình chính tả trong văn bản tiếng Việt, đợt đánh giá tháng 6/2010" của Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội và Công ty VIEGRID JSC, đã gây nhiều chú ý trong dư luận. Theo kết quả xếp hạng thì trong 10 tổ chức kém nhất về chính tả tiếng Việt có những cơ quan truyền thông lớn như VietNamNet, VnExpress, Đài tiếng nói Việt Nam, Việt Báo VN, Việt Báo USA... Đại học Đà Nẵng cũng đứng trong Top Ten tính từ dưới lên này, trong khi dẫn đầu Top Ten tính từ trên xuống là Công ty chứng khoán ABC.

Simon Tay - Lý thuyết tương lập giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Phương Tây

Trần Ngọc Cư dịch

Lời người dịch: Qua bài điểm sách sau đây, Simon Tay đồng ý với Pranab Bardhan rằng mặc dù các nền kinh tế tân hưng Trung Quốc và Ấn Độ chiếm được sự khâm phục, đôi khi quá đáng, của thế giới bên ngoài, nhưng bên trong hai nước châu Á khổng lồ này vẫn tồn tại nhiều bất cập nghiêm trọng. Cộng với những căng thẳng truyền thống đang gia tăng trong vùng, sự vươn dậy của Trung Quốc và Ấn Độ không nhất thiết là một thế đi lên chắc nịch. Trong khi Edward Steinfeld quá lạc quan khi tin tưởng tiến trình toàn cầu hoá sẽ buộc Trung Quốc đi theo luật chơi của phương Tây, Simon Tay lại nhấn mạnh rằng Châu Á cần sự hiện diện của thế lực Mỹ như một yếu tố tạo ổn định cho toàn vùng. Điều kỳ thú là một trận đồ Tam Quốc của thời đại mới đang diễn ra tại Châu Á. Trí tuệ của các quốc gia nhỏ bé trong vùng sẽ được chứng tỏ qua việc khai thác trận đồ có tính tương lập đó.

Do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nền kinh tế Bắc Mỹ và Châu Âu vẫn còn nằm trong tình trạng bấp bênh trong khi các nền kinh tế Châu Á vẫn tiếp tục tăng trưởng. Sự kiện này đặc biệt đúng với trường hợp của Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước vẫn hãnh diện về mức tăng trưởng trên 10% và tạo được tin tưởng trong vùng. Nhưng, có quá nhiều nhà bình luận đã bàn về Trung Quốc và Ấn Độ với sự khâm phục gần như quá đáng -- chẳng hạn, họ dự phóng rằng kinh tế của hai nước này sẽ tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ chóng mặt trong nhiều thập niên tới. Với suy nghĩ này, họ đã coi những nền kinh tế tân hưng như thể chúng đã là những cường quốc thế giới, gợi lại sự hồ hởi đã từng diễn ra trước cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á trong những năm 1997-98.

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2010

Nhân ngày 2 tháng 9

Xem tin trên mạng:

1. Nhà giáo dục Phạm Toàn: “Ở Việt Nam này, nói đến chữ dân chủ là họ như đỉa phải vôi. Họ sợ… Đưa cái từ ấy ra là bọn kiểm duyệt nó ngại.”


“…không nên nói rằng vì trình độ của dân chưa cao nên chưa thực hiện dân chủ. Nói như thế là nguy hiểm chứ không phải là nói sai. Đó là một cách nói để chúng ta hạn chế quyền dân chủ của người dân.”


4. Thông tấn xã Vàng Anh (www.ttxva.com) bị tin tặc hack và treo "sinh tử lệnh".

Đàn Chim Việt hoạt động trở lại với tên miền mới

Bạn đọc thân mến,

Chiều ngày 23/8/2010, cùng với nhiều trang mạng độc lập khác, Đàn Chim Việt đã bị tin tặc đánh sập.

Lần này, nghiêm trọng hơn, tên miền (domain name) "danchimviet.com" của chúng tôi đã bị kẻ gian cướp đoạt. Chúng treo một thông báo giả mạo rằng, Đàn Chim Việt đóng cửa vĩnh viễn vì mâu thuẫn nội bộ. Hiện chúng tôi đang tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để thu hồi lại tên miền.

Xét thấy, việc lấy lại tên miền có thể kéo dài, chúng tôi quyết định Online trở lại với một tên miền khác: www.danchimviet.info.

Nguyễn Chính - Vài suy nghĩ về Đảng ta và trách nhiệm của một triều đại

Nhân Quốc khánh 2/9 và Đại hội toàn quốc lần thứ 11 sắp tới của Đảng Cộng sản Việt Nam

Cho đến nay trên thế giới không biết có chính đảng cầm quyền nào, ngoài tên gọi cụ thể, lại còn có thêm danh xưng nữa là “Đảng ta”? Thôi thì đó là chuyện thiên hạ, mặc kệ họ. Còn ở nước mình, nếu tôi nhớ không nhầm, hai tiếng “Đảng ta” có lẽ bắt đầu có từ khi hai từ này trở thành điệp khúc trong bài thơ “Ba mươi năm đời ta có Đảng”. Nghĩa là vào năm 1960. Để biểu thị tấm lòng tận trung của mình với đảng cầm quyền, nhà thơ Tố Hữu lúc ấy vừa hoàn thành xong nhiệm vụ “vẻ vang” trấn áp “bọn” Nhân văn - Giai phẩm, đã có những câu chữ phải nói là độc nhất, vô nhị mà thơ ca cổ kim đông tây chưa từng có, cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, thế này: “Đảng ta đó trăm tay, nghìn mắt; Đảng ta đây xương sắt, da đồng”. Rồi lại “Đảng ta Mác – Lê Nin vĩ đại”. Và, lại tiếp “Đảng ta muôn triệu…; Đảng ta muôn vạn…” vân vân và vân vân.

Nguyễn Quang Duy - Huyền thoại và sự thực: Hồ Chí Minh trong Cải cách Ruộng đất

Để tiến hành sửa sai Cải cách Ruộng đất (CCRĐ), Đảng Cộng sản Việt Nam đã triệu tập Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị, Hồ Chí Minh đề nghị phương châm: “phải bảo vệ uy tín của lãnh đạo, của chế độ”. (HCMBNTS, tập 6, trang 334) Theo lời đề nghị của ông, Hội nghị quyết định: ngưng chức Tổng Bí thư của Trường Chinh, khai trừ Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương khỏi Bộ Chính trị và loại Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương.

Chi tiết về Hội nghị này vẫn còn trong bí mật. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất một Hội nghị Trung ương ĐCS đã không đưa ra được nghị quyết tổng kết. Nguyên Đại sứ tại Trung Quốc, ông Hoàng Văn Hoan cho biết: “Hội nghị Trung ương đáng lẽ ra phải có một nghị quyết tổng kết kinh nghiệm về CCRĐ, nhưng Trường Chinh, vừa là Tổng Bí thư, lại vừa là Trưởng ban CCRĐ, vì tư tưởng chưa thông, nên dự thảo nghị quyết mấy lần đều không đựơc Hội nghị Trung ương chấp thuận.”

11 Công dân Thủ đô ưu tú 2010

Ngày 28/8/2010, tại Đại hội thi đua yêu nước thành phố Hà Nội, "lần đầu tiên thành phố Hà Nội trao danh hiệu 'Công dân Thủ đô ưu tú' cho 11 cá nhân tiêu biểu nhất của phong trào thi đua yêu nước."

Danh sách 10 người là: Ông Vũ Khiêu (sinh năm 1916, nhà nghiên cứu xã hội học), ông Phan Huy Lê (1934, nhà sử học), ông Hoàng Vĩnh Giang (1946, nhà đào tạo và tổ chức hoạt động thể thao), bà Trần Mai Anh (1973, nhà hoạt động từ thiện), bà Nguyễn Thị Thu Thủy (1971, họa sĩ, người khởi xướng và thực hiện dự án Con đường gốm sứ ven Sông Hồng), ông Lê Anh Tuấn (1951, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội), ông Lê Văn Bằng (1973, tổ trưởng dân phố), ông Vũ Ngọc Minh (1949, lãnh đạo Công ty Kim khí Thăng Long), ông Nguyễn Vinh Phúc (1926, nhà nghiên cứu Hà Nội), và ông Nguyễn Đắc Hải (1963, Chủ tịch Hội Nông dân).

Ông Ngô Bảo Châu, nhà toán học vừa được trao tặng Giải Fields ngày 19/8/2010 vừa qua, được chọn đặc cách là Công dân Thủ đô ưu tú thứ 11.

Zin Min Maung -Quân Phiệt Miến với thương mại tình dục

Hồ Kim Sơn dịch

Những ông tướng tìm cách làm tiền mới ở Nayipyidaw

Chẳng mấy chốc mà thủ đô mới của Miến Điện, Naypyidaw, đã phát triển được một khu vực đèn đỏ, nơi người ta có thể mua tình dục tại các nhà thổ tồn tại dưới những hình thức ngụy trang như salon thẩm mỹ, tiệm massage, phòng hát karaoke và ngay cả nhà hàng.

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2010

Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam Trần Đăng Tuấn "gạt lệ" ra đi

Về việc ông Trần Đăng Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Thường trực Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) hai lần gửi đơn từ chức lên Thủ tướng Chính phủ, (xem thêm bình luận của blogger Kami về thông tin "Văn phòng Thủ tướng chưa nhận được đơn xin từ chức của ông Trần Đăng Tuấn), báo chí Việt Nam không nêu rõ lý do.

Trên Bee.net, TS Nguyễn Quang A gợi ý về hai lý do: "tiên phong làm truyền hình tư nhân" và "môi trường làm việc hiện tại có vấn đề".

Trên Tiền phong, nhà báo Xuân Ba điểm lại hành trình sự nghiệp của ông Trần Đăng Tuấn và kết luận bóng gió rằng nếu ông Trần Đăng Tuấn "chưa hoặc không gặp được minh chủ thì tự mình phải gắng làm chức phận ấy". 

Nguyễn Đăng Thường – Những hồn thơ lang thang

Trong lúc nhà toán học thiên tài dự tiệc
đọc diễn từ
nhưng không được trao huân chương
như đã có dự
tính,

Chrystia Freeland - Nguy hiểm của sự đồng thuận Bắc Kinh

Đinh Từ Thức dịch

Hãy bỏ qua chuyện “Đền thờ Hồi giáo tại Ground Zero”, chuyến đi Tây Ban Nha của Michelle Obama, và ngay cả chuyện dầu loang tại Vịnh Mexico. Khi các sử gia tương lai nhìn lại mùa Hè năm 2010, biến cố mà họ có thể chú ý nhất là việc Trung Quốc trở thành nước đứng thứ nhì thế giới về kinh tế.

Trước hết, đây là điều tốt. Sự lớn mạnh của Trung Quốc, và cũng liên hệ, tuy hơi chậm hơn, sự tăng trưởng của Ấn Độ, là câu truyện của hàng trăm triệu người nghèo khó tham dự nền kinh tế toàn cầu và khá hơn chút đỉnh. Tổng sản lượng nội địa mỗi đầu người của hai nước đó căn bản là ngưng đọng trong hơn một thế kỷ, từ 1820 đến 1950. Rồi tăng lên 68% từ 1950 đến 1973, và tăng vọt 245 phần trăm từ 1973 đến 2002.

Ở Việt Nam: Nếu anh là phần tử hay gây phiền hà, là bắt

Theo Đài Châu Á Tự do RFA, mục sư Tin lành Dương Kim Khải, người được biết tới qua những hành động giúp đỡ những người dân oan khiếu kiện chính quyền, đã bị công an bắt giữ không một lời buộc tội vào ngày 10/8/2010. Mãi tới ngày 26/08/2010, con trai mục sư Dương Kim Khải mới được một công an mật vụ tại thành phố Hồ Chí Minh thông báo miệng rằng cha ông bị bắt vì có những dân oan tại tỉnh Bến Tre khai ông có tham gia Đảng Việt Tân.

Mới đây thạc sĩ Phạm Minh Hoàng, giảng viên khoa toán trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, cũng bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt giữ bởi lý do tương tự. Theo thông tin mới nhất, ông Phạm Minh Hoàng thừa nhận đã phổ biến một số bài bình luận về giáo dục, thời sự, xã hội... trên mạng internet với bút danh Phan Kiến Quốc.

Báo Công an Nhân dân xóa bài chỉ trích báo Trung Quốc

Trong bản tin "Xung quanh việc báo Công an Nhân dân đăng bài viết chỉ trích báo Trung Quốc", chúng tôi đã giới thiệu bài "Đừng nhắm mắt nói bừa" của Lưu Nguyễn đăng trên tờ báo này ngày 29/8. Nhưng bài báo đó đã bị rút xuống. Tại địa chỉ gốc chỉ còn thông tin:
Có vấn đề: Không có bài viết nào.

Nguyễn Lê Huyên – Đôi điều suy nghĩ về sự vô cảm

Hàng trăm người bao vây, đánh chết hai thanh niên”: “Công an huyện Nghi Lộc, Nghệ An cho biết, chiều 29/8 xác anh Nguyễn Đình Dũng, Nguyễn Đình Hồng (đều 22 tuổi, trú tại xã Nghi Hợp) được phát hiện tại cánh đồng xã Nghi Thịnh. Nhiều người dân xã Nghi Thịnh cho biết, chiều hôm đó một số người trông thấy hai thanh niên đi xe máy, ôm bao tải nghi là "cẩu tặc" nên hô hoán. Bị dân làng truy đuổi, họ phóng bỏ chạy. Hai con chó trong bao tải rơi xuống đường... Nghe tri hô, hàng trăm người ở xã Nghi Thịnh, Nghi Hợp từ các ngả chạy ra bao vây kín đường. Hai thanh niên vứt xe, chạy ra cánh đồng nhưng bị đuổi kịp... Khi công an xã Nghi Hợp có mặt, đám đông mới chịu dừng tay. Lúc này, nạn nhân Dũng và Hồng đã bị đánh chết. Xe máy của họ bị đốt cháy.”