Trong bài viết vừa đăng trên trang Nguyễn Trọng Tạo, nhà văn Phạm Đình Trọng nhìn lại Đại hội Nhà văn lần thứ VIII đầu tháng Tám tại Hà Nội. Trước hết ông miêu tả sự "o bế và long trọng hóa đối với các nhà văn", thể hiện qua chi phí vé máy bay, khách sạn, ăn uống,... và cả ở việc "Ăn sáng xong, đoàn nhà văn ở khách sạn Kim Liên lên ba ô tô ca, có xe du lịch của cảnh sát bật đèn xanh đỏ nhấp nháy, hú còi rền rĩ gấp gáp đi trước dẫn đường, đến ngã tư gặp đèn đỏ vẫn thẳng tiến!"
Tiếp theo, ông nhận định rằng "đại hội với hơn sáu trăm nhà văn đã không nối tiếp và phát huy được khí phách kẻ sĩ và tư cách nhà văn trước những vấn đề khẩn thiết đang đặt ra với nhân dân, với đất nước", đồng thời miêu tả sự lộn xộn do "xung đột tư tưởng, xung đột chính kiến" trong Đại hội.
Về phần mình, ông cho biết thông tin về việc tập ký Trường Sa của ông "đã được xét đưa vào giải thưởng của Bộ Quốc phòng nhưng lại phải loại ra khỏi giải thưởng vì những bài viết vừa rồi" của ông trên mạng.
„HNVVN“ và THUỐC LÚ
Trả lờiXóaBắt chước Khổng Phu-tử nói về „quỷ-thần“, tôi đã rất ngại nói về „HNVVN“; Tôi cũng đắn đo khi muốn trình bày suy nghĩ về những thứ „đường“ và „lề“.
Đọc bài này, nhớ bài thơ thuộc lòng thời học trò, có ít nhận xét xin mạo muội trình bày:
Hội nhà văn đi nghiêng nghiêng mon men lề đường lịch sử,
Con đường về với Nhân Dân … vời vợi ngàn trùng;
Ôi Non Sông dấu yêu, mà sao cất tiếng ngại ngùng,
TIỀN và DANH (hão) – THUỐC LÚ ngày nay thật là quá mạt!
(T.V.)