Đây là trang tạm trú của talawas sau khi bị tin tặc phá hoại, từ 23/8/2010 đến 14/9/2010. Bài đăng trên trang này đã được bổ sung trở về trang chính thức www.talawas.org.
_________________________________

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

Tin tặc tiếp tục khủng bố báo chí "lề trái"

Sau Tiền Vệ, Thông Luận, X-Cafevn, Dân Luận, talawas, Đàn Chim Việt, Free Lê Công Định..., nhiều trang mạng và blog khác, được cho là thuộc "lề trái" - khái niệm đặt ra để phân biệt với báo chí truyền thông chính thống, phải "đi đúng lề phải" như phát ngôn của Bộ trưởng TTTT Lê Doãn Hợp - cũng lần lượt bị tin tặc khủng bố và quấy nhiễu.

Blog AnhBaSg vừa bị tấn công, không còn hiển thị thông tin và bài vở, hiện treo thông báo "Blog đã phục hồi. Nhưng ko nên trao đổi thông tin cá nhân qua PM trong lúc này".


Tiền Vệ đã phục hồi được tên miền, Dân Luận và X-Cafevn đã hoạt động trở lại, trong khi tại địa chỉ của Đàn Chim Việt vẫn chỉ gặp thông tin giả của tin tặc, độc giả bước vào trang Thông Luận vẫn tiếp tục bị cảnh báo nguy hiểm, và talawas vẫn "tạm trú" tại blog này.

Bình luận về đợt khủng bố dữ dội này của tin tặc, blogger Nguyễn Hưng Quốc viết:
Tin tặc Việt Nam, trong các đợt tấn công vào các trang mạng và blog độc lập ở hải ngoại, chỉ khác các loại “tặc” khác ở một điểm: Các loại “tặc” khác chỉ là một nhóm, có khi rất nhỏ, những phần tử bất hảo trong xã hội, những kẻ lúc nào cũng sống trong nỗi lo sợ bị phát giác và bị trừng phạt. Còn tin tặc, trong trường hợp này, lại là những kẻ được trả lương hậu, ngồi trong văn phòng, trước những giàn máy vi tính hiện đại và đắt tiền, và được sự chỉ đạo của chính nhà nước.


Họ trở thành hiện thân của nhà nước.


Một thứ nhà nước... tặc.

16 nhận xét:

  1. Phùng Tường Vân hiến kế...

    Năm 1527 nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, rất nhiều trung thần của cựu triều người thì nhổ vào mặt Mạc Đăng Dung, người thì lấy trâm hốt đập vào mặt y rồi tuẫn tiết, trong ngoài kêu bọn nhà Mạc là quốc tặc. Hôm nay, nạn nuớc lại gặp "nhà nước...tặc", phường này vô liêm sỉ quá, nhớ có một dạo một nhà văn nữ, lưu vong, có lần bảo "Khi nào tôi có thể lấy váy mà đập vào mặt chúng thì chắc là mới muốn về", khi ấy tôi cũng có ý trách sao con người ấy tên tuổi thì du dương thơm tho như vậy mà ngôn từ ngoa ngoắt thế nhưng nay thấy phường này, ngày càng mặt trơ trán bóng quá lì lợm mất dậy quá, ở ngôi cao, hưởng lộc lớn, tài nguyên quốc gia thâu tóm thật là "máu mỡ bấy lâu nay chưa chán" sao, vậy mà cứ làm mãi trò dơ dáy khốn kiếp. Những mặt ấy đáng để cho cả nước đập váy vào mặt chúng cho chúng tối tăm mày mặt, tá hỏa tam tinh thấy ông bà ông vải chúng mà tha cho dân tộc nỗi quốc nhục này chăng !

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là Đảng tặc lãnh đạo Nhà nước tặc và Chính phủ tặc. Ghê tởm đến mức không thể phát biểu về họ được, không có từ, câu nào có thể diễn tả đám này. Sao trên thế giới có bao nhiêu nước, bao nhiêu dân tộc mà lại chỉ có VN sản sinh ra lũ quái thai này?

    Trả lờiXóa
  3. Ngô Bảo Châu đã phát minh ra định lý “con cừu và người tự do”.

    Định lý này vừa thơ mộng, vừa có tầm vóc trí tuệ hơn hẳn so với định lý “lề phải, lề trái” của đấng phi cừu, phi người Lê Doãn Hợp.

    Để vinh danh Ngô Bảo Châu, từ nay nên tích cực áp dụng định lý những khi chạm vào phạm trù “lề phải, lề trái”.

    Trả lờiXóa
  4. Anh lính trên Thiên An Môn bắn vào đồng bào mình vì anh bị nhồi sọ và không có điều kiện tiếp xúc với đối tượng đàn áp của mình.
    Anh tin tặc ăn lương nhà nước, tất nhiên cũng bị nhồi sọ, nhưng hẳn là anh có điều kiện đọc được những gì những trang mạng "lề trái" đang viết.
    Vậy anh có lương tâm và biết suy nghĩ hay không?
    (Đăng bởi booksreader)

    Trả lờiXóa
  5. Lê Tuấn Huy:

    Sáng 23/08/2010, sớm nhất là sau 11.30 và trễ nhất là 12.30, tại TP. HCM, dùng mạng VNPT, tôi gặp trường hợp này:

    - Chỉ có các trang web (có server tại) Việt Nam vào được “ầm ầm”, trong khi (mọi) web có gốc gác ngoại quốc (web “lề trái”, web nước ngoài, web tin tức…, kể cả Google, Yahoo và webmail của Yahoo…) đều không thể vào được.

    - Popmail cũng thế: …@ yahoo.com.VN không dùng được, còn pop mail .vn từ dịch vụ trong nước thì được.

    - Phần mềm vượt tường lửa không thể kết nối.

    Cũng ngạc nhiên là, trước khi xảy ra tình trạng vừa nói, vài trang web luôn bị tường lửa lèn cứng tự dưng vào được mà không cần vượt tường.

    Trễ nhất là khoảng một tiếng sau, một truy cập đều trở lại bình thường, như cũ.

    Xin hỏi, có ai khác cũng gặp trường hợp này không? Về kỹ thuật, có thể tức thời chặn hết MỌI kết nối internet từ trong nước ra bên ngoài - khi “cần thiết” - không? Và có thể, trường hợp vừa nói là một “(tổng) diễn tập” không?

    Trả lờiXóa
  6. Website Đàn Chim Việt chắc bị mất tên miền rồi, nếu còn quyền sở hữu tên miền thì chuyện gỡ thông báo giả ở trang chủ là chuyện rất dễ, chia buồn cùng chủ website Đàn Chim Việt.

    Trả lờiXóa
  7. @Nặc danh:

    Cái "tự do" trong "định lý con cừu và người tự do" nay đã được người phát biểu ra nó thay bằng "tự do tuyệt đối trong nghiên cứu khoa học".

    "Đâu là vực thẳm cho người tự do?" (Aesop)

    Trả lờiXóa
  8. Anh thư Việt Nam đầu thế kỷ 21.

    Đối Thoại phỏng vấn LS Lê Thị Công Nhân về quan hệ VN-Mỹ-TQ ngày 28-8-2010

    ( http://freevietpress.com/?p=36062 )

    Trả lờiXóa
  9. "Bổ Đề Cơ Bản" trong ngôn ngữ đời thường.
    (Phùng Tường Vân nhặt được trong thùng thơ mở của mình, xin mời đọc cho qua một sớm thứ hai khó nhọc, vì hạn chế của khuôn khổ xin gủi làm 2 hoặc 3 kỳ mới được "accepted", mong thông cảm).
    Nguyên văn :

    "Xin gửi các anh chị câu truyên dí dỏm của anh Dâu (Joe) kể về nghiên cứu của Gs Ngô Bảo Châu . Anh Dâu là người Việt gốc Canada, có thân hình của một người da trắng, tóc vàng xoăn và mắt xanh . Anh sinh trưởng và học tại Canada, nhưng vì say mê nắng ấm phương Nam và nhất là tiếng Việt, "rất tuyệt" như anh từng nói . Anh Dâu ở VN và học tiếng Việt khá lâu và viết blog bằng tiếng Việt rất dí dỏm .

    Mời anh chị đọc bài viết của anh Dâu .

    (PS: Các làng văn tếu của bio-vn nghĩ sao về bài viết của anh Dâu ? Có đáng được giải thưởng truyện vui năm 2010 không ?)

    "Thâm nhập” hành trình chứng minh Bổ đề cơ bản của Ngô Bảo Châu
    Hãy cùng nghe Joe “văn học hóa” hành trình chứng minh “Bổ đề cơ bản” của giáo sư Ngô Bảo Châu, để hiểu một cách chân phương nhất, đời thường nhất những gì nhà toán học đã làm được để đưa anh đến với giải thưởng Fields danh giá.

    Vừa rồi báo chí kể nhiều về giáo sư Ngô Bảo Châu. Bố, mẹ anh làm gì, trước đây anh học ở đâu và được giải thưởng gì. Anh đã nhận giải thưởng Fields ở thành phố nào, được ai trao tặng huy chương. Thậm chí báo chí có nói công trình của anh dày 169 trang (169 trang cơ!), và tên của nhà xuất bản phát hành tạp chí đã công bố công trình đó.

    Tuy nhiên, báo chí ít nhắc đến nội dung công việc anh ấy đã làm – công việc khiến anh ấy được chọn là người xứng đáng nhận giải thưởng Fields. “Nói chung anh ấy giỏi toán”, là khái niệm sơ sơ của đa số tác giả viết bài liên quan. Khái niệm đó thường được thể hiện bằng ngôn ngữ rất hoành tráng, nhưng vẫn là khái niệm sơ sơ.

    Các tác giả thường dừng lại ở câu “Ngô Bảo Châu đã chứng minh được “Bổ đề cơ bản” (thỉnh thoảng cho chút tiếng Pháp vào cho oách: “Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie”). Nhưng “Bổ đề cơ bản”là gì và vì saochứng minh nó?

    Tôi không giỏi toán nhưng tôi nghĩ các vấn đề khoa học có thể được thể hiện bằng ngôn ngữ thú vị và dễ hiểu nếu tác giả bỏ chút thời gian nghiên cứu. Tôi đã nghiên cứu và thấy câu chuyện thật thú vị, không kể cho các bạn nghe thì...phí quá!

    Câu chuyện bắt đầu như thế này. Cách đây rất lâu các nhà toán học đã công bố hai lý thuyết quan trọng: lý thuyết số học và lý thuyết nhóm (number theory, group theory). Bản chất của hai lý thuyết đó tôi sẽ để cho bác “Wiki” giải thích – điều nên nhớ là (a) hai lý thuyết ấy rất quan trọng trong thế giới toán học và (b) hai lý thuyết ấy từ xa nhìn riêng biệt với nhau, như hai cành của một thân cây.
    (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  10. "Bổ Đề Cơ Bản" trong ngôn ngữ đời thường (2)

    "Cách đây khoảng 30 năm, một nhà Toán học người Canada, Robert Langland, đã công bố rằng ông nghĩ hai lý thuyết ấy có sự liên quan rất đa dạng. Quan điểm của Robert (và cách thể hiện quan điểm đó, đã làmtoán học thực sự choáng! Robert cũng tự làm cho nhiều nhà Toán học thực sự choáng và chính ôncũng tự làm choáng mình nữa – ông phát biểu rằng sẽ mất mấy thế hệ để chứng minh sự liên quan đa dạng mà ông ấy cho rằng có tồn tại.

    “Nhưng bước đầu tiên sẽ tương đối dễ thực hiện”, ông Robert tự tin nói với đồng nghiệp.

    “Bước đầu tiên” đó Robert đặt tên là "fundamental lemma”, và đó chính là “Bổ đề cơ bản” mà các bạn nghe kể nhiều thời gian gần đây.

    Ông Robert tựa như đang đứng trên đảo nhỏ. Nhìn về phía Đông là một con tàu lớn. Nhìn về phía Tây cũng là một con tàu lớn. (Hai tàu không có người lái, trôi trên mặt biển.) Robert không nhìn kỹ được nhưng vẫn cho rằng hai con tàu đó có nhiều điểm chung. Có khi sản xuất cùng loại thép. Có khi chân vịt cùng cỡ. Có khi bánh lái của “tàu Đông” hướng về phía tay phải thì bánh lái của “tàu Tây” sẽ tự động hướng về phía tay trái.

    Khỏi phải nói hai con tàu đó là lý thuyết số học và lý thuyết nhóm.

    Với Robert, việc chứng minh “bổ đề cơ bản” có thể so sánh với việc ném hai sợi dây có móc sang hai tàu. Khi việc đó làm xong, các nhà toán học khỏe mạnh có thể đứng trên đảo cùng Robert, dùng dây kéo hai tàu gần nhau. (Khi đó mới nhìn kỹ được, tìm ra sự liên quan.) Việc kéo hai con tàu gần nhau và so sánh là việc Robert nghĩ sẽ mất mấy thế hệ. Nhưng việc ném hai sợi dây có móc đó ông Robert nghĩ sẽ nhanh thôi.

    Nhưng ông Robert đã nhầm. Việc ném dây khó lắm. Robert cùng một số em sinh viên đã ném thử mấy lần nhưng lần nào cũng thất bại. Họ chỉ biết ném gần (không chính xác được) và dùng dây loại mỏng.

    Đảo của Robert trở thành đảo nổi tiếng. Suốt 30 năm có rất nhiều nhà toán học sang “ném thử” Ai cũng lau mồ hôi và kêu lên “khó quá!” Nhiều nhà toán học trên đất liền chuẩn bị công cụ dùng để kiểm tra và so sánh hai con tàu lúc được kéo về đảo (kéo gần nhau!). Họ sản xuất máy để kiểm tra loại sơn, lập trình phần mềm để phân tích hai chân vịt. Thậm chí có người tập lái tàu và tập cách đứng trên boong tàu để không bị say sóng. Những công việc và sự tập luyện đó sẽ thành vô nghĩa nếu không có người ném dây chính xác.

    Và rồi xuất hiện anh Ngô Bảo Châu. Nghe kể về đảo của Robert, anh bơi sang xin ném thử. “Được chứ!”, các nhà toán học giỏi nhất thế giới động viên. “Anh cứ thử thoải mái đi, thử mấy lần cũng được, thử xong ngồi cùng chúng tôi uống trà đá nhé!”
    (Còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  11. "Bổ Đề Cơ Bản" trong ngôn ngữ đời thường (Tiếp theo và hết)

    "Anh Châu ném thử một lần, ném rất mạnh, dùng loại dây nặng nhất. Các nhà toán học kia đứng lên ngạc nhiên, nhiều cốc trà đá rơi xuống đất. Cách ném của anh Châu rất lạ; anh dùng kỹ thuật đặc biệt mà chưa ai thấy bao giờ. “Ném thật đi anh ơi!”, các nhà toán học động viên tiếp. “Biết đâu anh sẽ là nhà toán học đầu tiên bắt tàu hai tay!”

    Ngô Bảo Châu ném thật. Và chính xác. Hai cái móc dính vào hai con tàu ngay, mọi người vỗ tay ầm ĩ. Rồi anh Châu bảo các nhà toán học đứng trên đảo Robert cầm dây giúp (và bắt đầu kéo hai tàu gần nhau), để anh ấy có thể đi sang Ấn Độ nhận giải thưởng Fields.

    Câu chuyện kết thúc tại đây.

    Chứng minh “Bổ đề cơ bản” là một trong những thành công lớn nhất của toán học hiện đại, được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009. Vì Ngô Bảo Châu đã hoàn thành việc này, nên những năm tới đây các nhà khoa học thế giới có thể tự tin nghiên cứu sự liên quan giữa lý thuyết số học và lý thuyết nhóm. Đó thực sự là một thành đạt tuyệt vời – cả Việt Nam nên tự hào về người ném dây có tên Ngô Bảo Châu."

    Trả lờiXóa
  12. BÀI MÚA PHIÊN CHỢ TRƯA

    Bục nhân sinh
    em bước lên bằng đôi chân đất
    nghiêng đầu nón lá
    chĩu đôi gánh trên vai
    kẽo kẹt áo cơm

    Gió thoảng cơn mơ
    Ơ thờ chiếc áo dài
    đã từ lâu quên đỗi mong chờ
    xa mộng mị của một ngày theo gió bay bay

    Ngày qua ngày
    Tiếng rao tiếng mời
    Đường ngược đường xuôi
    Mỗi lần một mới

    Mùa xuân đến khi tiếng người ới ới
    Em khấp khởi mừng mừng vén thu
    Còn hạnh phúc nào nữa
    bằng quây quần ở nhà bữa tối hôm nay

    Em biết
    về dăm lạng khoai lang
    đếm mươi củ sắn
    tiền giấy hai ngàn
    rồi mười ngàn…

    Ơ…
    Con số một triệu viết ra làm sao?
    Tiền tỷ là thế nào?

    Hỏi em Ngô Bảo Châu là ai?
    Em nói có phải người liệt sĩ anh hùng đánh Mỹ!
    Hỏi em Nhân quyền là gì?
    Em nói có phải bài múa phiên chợ trưa!

    Tiếng ù tiếng cắc
    Tiếng tùng tiếng dinh
    Cơn nắng mùa này đang còn gay gắt
    Hay chiều nay trời lại đổ mưa thình lình.

    Đinh Phương
    _________

    Trả lờiXóa
  13. MONG PHÚT GIÂY GẶP LẠI
    Trí Luận
    (Đọc Thông Báo ngày 31 tháng Tám 2010)

    Có những thiếu vắng làm buồn, đau,
    Để khi trở về: Niềm vui tăng gấp bội;
    Có những tồn tại tạo thành tội lỗi,
    „Muôn năm“ nhục nhã, ê chề!...

    Trả lờiXóa
  14. Đốt Lò Hương Cũ

    Tôi thì thấy thơ bạn (Đinh Phương) hay lắm và buồn "như tiếng ca đường khuya" trong :

    "ĐÊM CHỢ PHIÊN MÙA ĐÔNG
    của lê uyên phương

    vậy xin mời nghe lại nhá !

    "Hoa ngân vang lời ái ân. Môi say cười gió Đông
    Em mơ lời tha thiết ân cần. Sao sao ơi chờ gió đưa
    Thì thầm trong bóng đêm dịu êm. Nghiêng cánh hoa chờ dư âm xa
    Trong bóng đêm màu môi phôi pha. Nhưng mắt em ngời lên sao sa
    Buồn như gió Thu vừa qua.

    Sau lưng em đèn kết hoa. Mái tóc lộng gió xa
    Em say ngàn câu hát chan hoà. Nhưng em ơi lòng cách xa
    Nhạc buồn như tiếng ca đường khuya. Sao hỡi sao đừng rơi trong đêm
    Mây hỡi mây đừng trôi qua nhanh. Như mắt môi tình yêu đang xanh
    Rồi như lá hoa đầu Thu.

    Ơi gío rung ngọn đèn vàng. Ôi gío theo lòng rộn ràng
    Mơ môi em hoa thơm trinh nguyên. Mơ tay em mang bao yêu thương
    Biết đâu rằng! Rồi mờ hơi sương .

    Trên phố khuya âm thầm trong gió Đông. Trên phố khuya âm thầm như ngóng trông
    Mắt thơ ngây màu môi sẽ phai nhanh. Tuổi yêu thương còn xanh.

    Trong đêm đen tìm bóng em. Xanh xanh màu áo em
    Nghiêng nghiêng màu tóc ngắn hoa cài. Môi xinh xinh lòng vắng tanh
    Dịu buồn như mắt em còn xanh.

    Em hỡi em đừng mơ Thu qua. Như áng mây chiều mau phôi pha
    Như gío Đông thường mang đi xa. Một nụ cười thoáng qua."

    Trả lờiXóa
  15. Phùng Tường Vân (nhái một từ khúc quen thuộc)
    với "talawas sắp trở về nhà cũ"

    "Về đây thăm nhà cũ vừa tan hoang
    "Về đây dọn rác rưới phường tham,gian
    "Về đây nhóm thêm ngọn lửa hồng
    "Quên rất mau những ngày xiêu tàn.

    "Đâu tiếng đàn bạn ta xưa
    "Và đâu tiếng thơ hòa ngậm ngùi
    "Hẹn nhau mùa mới, vang vang càng lan xa.

    "Về đây nghe tiếng hú tràn mê oan
    "Về đây nghe chúng trỗi nhạc truy hoan
    "Về đây nhé xem vũ khúc bán hồn
    "Anh có nghe tiếng khóc trong tiếng đờn ?

    "Vạt đất nhà "ta" còn trăng xanh
    "Còn đây những hạt mưa long lanh
    "Chờ mong nắng cho tuổi đời thêm xanh
    "Người đã đi ư về đây đừng buồn

    "Đốt lửa hồng lên đuổi bóng yêu tinh
    "Vỡ tiếng cười ta cao vút đêm thanh
    "Rồi nghe thấy những bước xưa nhẹ về
    "Đang xoá đi đọan đường não nề

    "Thôi nhé cứ vui đêm mưa
    "Giọt hân hoan gieo bên thềm nhà
    "Ta ngồi kiêu hãnh
    "Cười những tiêng cười xưa"

    Trả lờiXóa
  16. Tôi cũng cảm thấy buồn… thấm thía khi đọc bài thơ „BÀI MÚA PHIÊN CHỢ TRƯA“ của bạn Đinh Phương.

    35 năm sau cuộc chiến, dân tộc đa phần vẫn nghèo đói, chạy ăn từng ngày, dân trí thấp đến độ tội nghiệp. Tôi phải bật cười khi đọc tới khúc „Hỏi em Ngô Bảo Châu l à ai…“ và „Hỏi em Nhân quyền là gì…“, nhưng đó là sự thực.

    Dân tộc bị nhồi sọ đến độ -như một em gái bán hàng rong- hễ cứ nhắc đến một sự việc gì đó rầm rầm một chút là tự động nghĩ ngay đến „liệt sĩ“, đến „anh hùng đánh Mỹ“, còn nhắc đến những gì có tính cách trí tuệ một chút như „Nhân quyền“ thì ngây ngô đến độ đáng thương.

    Lỗi ở đây là ai nếu không phải „Chính quyền“ sau nửa thế kỷ độc trị.

    Trả lờiXóa