Đây là trang tạm trú của talawas sau khi bị tin tặc phá hoại, từ 23/8/2010 đến 14/9/2010. Bài đăng trên trang này đã được bổ sung trở về trang chính thức www.talawas.org.
_________________________________

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2010

Nguyễn Lê Hiếu - Về nhà biên khảo Nguyễn Q. Thắng, tác giả cuốn "Văn học Việt Nam nơi miền đất mới"

Xin cùng theo nhiều độc giả khác để cảm ơn ông Nguyễn Vy Khanh đã đọc và phân tích hộ quyển Văn học Việt Nam nơi miền đất mới của soạn giả Nguyễn Q. Thắng (NXB Văn Học, Hà Nội); và cũng tỏ một lời thán phục sự điềm tĩnh và cả sự can đảm của ông Nguyễn Vy Khanh. Tuy nhiên, xin có một điểm không hoàn toàn đồng ý khi ông bỏ nhỏ một câu đá chéo: "Bộ sách của ông Nguyễn Q. Thắng đã khiến người đọc nhận thấy sự hiện diện quẩn quanh của một chỉ thị nào đó của Bộ Chính trị!" Điều này có thể có thiệt nhưng cũng có thể chỉ là vì trong lòng chúng ta có cái ý đó. Giản dị hơn là tìm lý do ở ngay chính người viết, phương pháp và con người ông ta. Hãy thử tìm hiểu về nhà biên khảo Nguyễn Q. Thắng.

Được biết nhà biên khảo văn học Nguyễn Q. Thắng, tên thật là Nguyễn Quyết Thắng, sinh năm Kỉ Mão 1940, tại Trường Xuân, Quảng Nam. Thuở nhỏ, ông trải qua một thời gian giữ trâu, làm ruộng ở nhà quê. Lớn lên, ông đã học xong các chương trình Tú tài, Cử nhân, Cao học và Tiến sĩ (năm 1975.) Nguyễn Q. Thắng từng là giảng sư ở các trường Đại học Văn khoa, Sư phạm (Cần Thơ,) Đại học Vạn Hạnh, Đại học Sư phạm Sài Gòn. Ông cũng là tác giả bộ sách 'Văn học Việt Nam', bìa cứng, khổ lớn, dầy trên, dưới 4.000 trang - là một loại biên niên văn học, giới thiệu, phân tích một số tác phẩm, cộng với tiểu sử tác giả, từ thời cổ đến thời hiện đại - Mà tập thứ 4, chủ đề 'Nơi miền đất mới', mở đầu với phần đóng góp cho văn học của giáo sư Nguyễn Văn Trung và, khép lại bằng nhà thơ Từ Kế Tường - Tổng cộng gần 300 tác giả ở miền Nam Việt Nam.” ("Tác phẩm mới của nhà biên khảo Nguyễn Q. Thắng: Sống đẹp với Hà Đình- Nguyễn Thuật". 01/3/2010)
Nguyễn Q. Thắng có nhiều biên khảo khác như cuốn Hoàng Sa Trường Sa - lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công pháp quốc tế, nxb Tri thức, thì trong bản in năm 2008, chính nxb cũng đã nêu rõ: “Vì tính nhạy cảm của chủ đề nên chúng tôi cũng đã khuyến nghị tác giả cuốn sách này hết sức cẩn trọng trong khi khai thác các tư liệu lịch sử, mà trước hết là yêu cầu về tính chính xác; và một khi cuốn sách đã đến tay bạn đọc trong và ngoài nước thì trách nhiệm xã hội trước hết thuộc về tác giả”. Và sau đó, cuốn sách bị phê bình “hơi nặng nề”. "Mặc dù vậy, do thiếu tính khoa học, tính chính xác và những lập luận logic, cuốn sách khó có thể được coi là một công trình nghiên cứu”. ("Thận trọng khi biên soạn sách về Hoàng Sa – Trường Sa", Tuần Việt Nam 03/3/2009) ...

Một biên khảo khác là cuốn Tự điển nhân vật lịch sử Việt Nam (viết chung). Độc giả góp ý phê bình rằng "tính chính xác của một số sự kiện trong từ điển cần kiểm tra lại; Ngôn ngữ sử dụng trong từ điển đôi chỗ không đảm bảo được tính chính xác; Dường như tác giả không xác lập một qui tắc chung để sắp xếp các mục từ (tên các nhân vật lịch sử) theo một trật tự nhất quán”; Tóm lại, "một công trình đồ sộ và phức tạp như Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam do cá nhân thực hiện trong hoàn cảnh thiếu tư liệu (trang 1418) kèm theo những lý do khách quan khó mà chủ động khắc phục được (34) thì không thể nào tránh khỏi những sơ suất… Để công trình hoàn hảo hơn, tác giả cần rà soát tỉ mỉ và sửa chữa những điểm chưa chính xác và đầy đủ trong lần tái bản tiếp theo. Bài viết này hy vọng sẽ là một ít tư liệu góp phần vào công việc đó.” ("Về tiểu sử các nhân vật lịch sử Quảng Ngãi trong một quyển từ điển", Nguyễn Duy Long, 06/5/2009)

Có thể suy rằng vấn đề đầu tiên là do phương pháp biên khảo thiếu chặt chẽ.

Bây giờ trở lại cuốn Văn học Việt Nam, nhấn vào con người của tác giả. 
"Mới đây nhất, ngày 13-3 vừa qua, Thế Phong khiếu nại NXB Văn hóa Thông tin vì trong cuốn Văn học miền Nam (tập II) của Nguyễn Q. Thắng của NXB này có hai phần Bảo Lương Nữ Sĩ và Nguyễn Đức Quỳnh là của ông đã được in trong một phần Lược sử văn nghệ miền Nam - 4 cuốn (1930-1956) với lời ghi ở trang 4: bản quyền thuộc tác giả, cấm phóng tác, trích dịch.

Tìm đến nhà ông Q. Thắng, để hỏi về vụ việc trên, ông Thắng trả lời: 'Anh chưa biết Thế Phong, ông ta là con người côn đồ, con người không có lương tâm, nên tôi chẳng sợ cái anh Thế Phong này. Ông ấy thích thì cứ mà đi kiện'. Ông Q. Thắng nói thêm: 'Tôi là người lịch sự nên tôi mới để tên ảnh. Nếu của ông ta giống như của người khác thì sao?". ("Nạn đạo văn: Sự xuống cấp của đạo đức trí thức", Tuổi Trẻ, 20/3/2004)
Thế Phong sinh năm 1932 (năm khai 1936) tại Yên Bái, năm nay gần 80 tuổi. Nếu ai muốn biết hơn về ông lão gần 80 tuổi bị nhà biên khảo 70 tuổi chê là côn đồ này thì xin vào hãy bấm vào mạng sau đây: newvietart.com/THEPHONG_saigon.html.

Giản dị là có hai vấn đề: phương pháp và tư cách. Chưa cần nói đến ảnh hưởng của Bộ Chính trị vội.

Xin cảm ơn Nguyễn Vy Khanh một lần nữa.

© 2010 Nguyễn Lê Hiếu
© 2010 talawas

8 nhận xét:

  1. Phùng Tường Vânlúc 08:24 8 tháng 9, 2010

    Văn Học Thương Tâm.

    Tôi vừa mới mách với liệt vị một bài viết, sớm hơn bài của ông Nguyễn Vy Khanh, của Bà Trùng Dương trên mạng "damau" về cùng cái hiện tượng văn học Nguyễn Quyết Thắng này, thì đọc tiếp được bài viết của ông Nguyễn Lê Hiếu, nên xin phép lập lại ở đây lời mời chiếu cố của tôi đối với những ai quan tâm đến câu chuyện "văn học thương tâm" này, một vài phát giác khác.
    Xin mời gõ : http://damau.org/archives/10982
    Trân trọng,

    Trả lờiXóa
  2. Phung Tường Vânlúc 08:33 8 tháng 9, 2010

    Xin đính chính vì gõ nhầm :
    Bài của Trùng Dương ở đây cơ ạ :
    http://damau.org/archives/10892

    Trả lờiXóa
  3. Hoàng Trường Salúc 10:22 8 tháng 9, 2010

    Theo tôi việc hiện nay ĐCSVN cho phép vài tác giả cỡ ông Nguyễn Q. Thắng “rón rén” và “dè sẻn”, “uốn éo” viết về nền văn học miền Nam trước 1975 cũng chỉ là một thứ vuốt đuôi bất đắc dĩ chẳng đặng đừng mà thôi, chứ tuyệt đối không có chút thiện chí thành tâm tìm hiểu giai đoạn văn học rực rỡ huy hoàng của miền Nam từ 1954 đến 1975.

    Lý do giản dị là ĐCSVN muốn thủ tiêu sự hiện hữu của một quốc gia mang tên VNCH được nhiều nước trên thế giới công nhận trước đây (khoàng chừng 60 nước so với con số khiêm nhường hơn của những nước phe XHCN đã công nhận nước VHDCCH của ông Hồ). Có điều là họ đã hoàn toàn thất bại. VNCH là một quốc gia đã bị chôn nhưng chưa chết và có thể sẽ không bao giờ chết, ít nhất là trên khía cạnh lịch sử.

    Điều oái oăm là khi phân tích các lý lẽ của CHXHCNVN trong vụ tranh chấp chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, nhà nghiên cứu luật người Úc, Tiến sĩ Greg Austin, đã khẳng định rằng để cho lý lẽ về chủ quyền của CHXHCNVN được quốc tế chấp nhận thì nước CHXHCNVN cần phải công nhận tính hợp pháp và sự hiện hữu của quốc gia mang tên VNCH trước năm 1975. Bởi vì, đối với chủ quyền về HSTS thì CHXHCNVN hiện nay tuyên bố là họ kẻ thừa kế HS và TS của VNCH trên danh nghĩa là sau năm 1976 miền Nam và miền Bắc đã thống nhất (hợp pháp) và sáp nhập làm một. Nhưng về những mặt khác như chính trị, văn hóa v.v… thì họ vẫn leo lẻo chối bỏ sự hiện hữu của VNCH. Thật là quái đản. Tại sao họ không sòng phẳng chấp nhận một sự thật lịch sử mà toàn thế giới đều biết: sự hiện hữu của quốc gia VNCH từ 1954 đến 1975.

    Hoàng Trường Sa

    Trả lờiXóa
  4. Hoàng Trường Salúc 10:45 8 tháng 9, 2010

    Trích Greg Austin China’s Ocean Frontier (trang 124-125):

    "In 1945, the DRV was established in the north of the country, while France continued to rule the south as an integral part of the French Union, that is, as French territory. The French-occupied territory in the south achieved its independence from France by a gradual process from 1948 to 1954. In 1948, France recognised the independence of a Vietnam associated with the French Union. In 1949, the government of Bao Dai in Vietnam south of 16oN was granted full internal sovereignty and permitted to maintain a national army while France effectively retained the foreign affair power. In 1950, the Bao Dai government received virtually full control over its foreign trade and financial apparatus. Beginning in 1951, the Bao Dai government began to sign treaties in its own name, began to join international organisations, and was recognised by a number of states. In 1954, France granted the RVN full independence.[93]

    In 1975, the Government of the Republic of Vietnam (RVN) was replaced by the Provisional Revolutionary Government which join with the Democratic Republic of Vietnam (DRV) in 1976 to form the Socialist Republic of Vietnam (SRV). The SRV implies that when the RVN as an independent, internationally recognised state joined the unified SRV, the RVN brought with it its territory and rights in territorial disputes. For the SRV to succeed in such a contention, it would have to show the RVN was an internationally recognised, independent state prior to its joining with the DRV in 1976 to form the SRV, thus bringing to the new international entity all the territory and rights in territorial disputes that the former RVN possessed. If the RVN was not an internationally recognised state, then actions of its governing authorities in respect of territory dispute with a recognised independent state (for example, RVN protests at PRC actions) could have no weight on international plane.

    There is some authority for the contention that the RVN was an independent, internationally recognised state. It possessed all the attributes of statehood: a permanent population, a defined territory, a government, and the capacity to enter into relations with other states. The RVN in 1968 had been recognised by about 60 states, was a member of twelve specialised agencies of the United Nations, and was a member of 30 international organisations. Two UN General Assembly resolutions (in 1952 and 1957) described the state of Vietnam (the RVN) as a peace-loving state within the meaning of Article 4 of the UN Charter and, therefore, as eligible for membership.[94]"

    Greg Austin

    Trả lờiXóa
  5. Hoàng Trường Salúc 18:04 9 tháng 9, 2010

    Lý luận phê bình văn học dưới thời Việt Nam Cộng Hòa: Giá trị ở đâu cũng là giá trị

    Phạm Xuân Nguyên trả lời phỏng vấn

    Theo blog Phạm Xuân Nguyên

    1.Thưa anh Phạm Xuân Nguyên. Khi vào nghề phê bình anh biết gì về lý luận phê bình (LLPB) văn học của nền văn học ở nửa bên kia của đất nước? Giá trị của nó đối với cá nhân anh?

    Sau 1975, tôi biết đến mảng lý luận phê bình văn học của chế độ Việt Nam Cộng Hòa khá sớm. Đó là vào những năm 1979 - 1982 khi tôi đang là lính đóng quân tại Sài Gòn. Tranh thủ những lúc rảnh rỗi được xả trại, tôi hay lân la các hàng sách cũ, và loại sách được tôi quan tâm trước nhất lại không phải là sách sáng tác, mà là sách LLPB và biên khảo, dịch thuật. Khi ấy và mãi đến sau này, ở đó tôi đã được "gặp" các tác giả như Thanh Lãng (Bảng lược đồ văn học Việt Nam), Nguyễn Văn Trung (Nhận định, Lược khảo văn học, Ca tụng thân xác, Ngôn ngữ và thân xác, Chủ đích Nam Phong, Trường hợp Phạm Quỳnh), Bùi Giáng (Mùa thu thi ca, Luận đề về Tản Đà), Võ Phiến (Chúng ta qua cách viết), Nguyên Sa (Quan điểm văn học và triết học, Một bông hồng cho văn nghệ), Tạ Tỵ (Mười khuôn mặt văn nghệ), Phạm Công Thiện (Ý thức mới trong văn nghệ và triết học, Im lặng hố thẳm, Hố thẳm của tư tưởng), Nguyễn Hữu Hiệu (Con đường sáng tạo), nhóm Sáng Tạo (Thảo luận)...
    Tôi đọc họ và cảm giác ban đầu phải nói là bị "sốc". Vì cái cách nghiên cứu phê bình của họ rất khác với những cái tôi đọc trên ghế nhà trường, từ phổ thông đến đại học. Dữ liệu, thông tin của họ phong phú hơn, nhiều chiều hơn. Phương pháp tiếp cận đa dạng hơn. Lối viết tự do hơn. Tôi khi đó đang chân ướt chân ráo từ đại học văn khoa bước chân vào lính nên vừa đọc họ vừa so sánh, đối chiếu với những cái mình đã đọc được, học được từ trước, thấy vỡ ra nhiều cái. Cái rõ nhất khi đọc các sách LLPB ở Sài Gòn trước 1975 là sự cập nhật nhanh thông tin và sự tìm cách ứng dụng chúng vào lĩnh vực văn chương, văn học. Điều này có thể thấy đậm nhất và kết quả nhất ở Nguyễn Văn Trung chẳng hạn. (Sau này trong một bài nghiên cứu về sự đánh giá Phạm Quỳnh trên dòng lịch sử, tôi đã có những điểm tranh biện lại ông Trung quanh nhân vật này). Cho đến khi về làm việc tại Viện Văn học, vào Ban Văn học Việt Nam hiện đại, tôi có điều kiện đọc tập trung và sâu hơn toàn bộ khu vực văn học Sài Gòn trước 1975, trong đó có mảng LLPB. Từ đó, khi tham gia vào một chương trình nghiên cứu cấp nhà nước về văn học Việt Nam thế kỷ XX, tôi đã đề xuất một đề tài nghiên cứu văn học của chế độ VNCH (1954 - 1975) như một bộ phận của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Ý hướng này khi được phát biểu trên báo đã gặp phải những sự phản đối mạnh mẽ, phủ nhận quyết liệt, thậm chí có cả sự quy kết chính trị cho người đề xuất. Nhưng dưới cái nhìn lịch sử và khoa học, đây là một đối tượng nghiên cứu không thể bỏ qua.

    (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  6. Hoàng Trường Salúc 18:26 9 tháng 9, 2010

    Kính mời quý vị click vào dưới đây để xem thêm bài “Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến” của tác giả Đặng Tiến:

    http://www.xuquang.com/cms/index.php?option=com_content&task=view&id=431&Itemid=48

    Trả lờiXóa
  7. Hoàng Trường Salúc 19:04 9 tháng 9, 2010

    Phạm Xuân Nguyên trả lời phỏng vấn (tiếp theo)

    2. Ngày hôm nay nhìn lại, anh có thể nói gì về nó?

    Đáng tiếc, đối tượng đó đã chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và khoa học. Đến nay, chế độ VNCH đã chấm dứt sự tồn tại của nó gần ba lăm năm. Nhưng nền văn học VNCH tồn tại trong khoảng thời gian tồn tại của chính thể đó (1954 - 1975) chưa được mô tả, khảo sát, nghiên cứu như một thực thể có quá trình phát sinh, phát triển, chấm dứt, với nhiều dòng phái, nhiều xu hướng, với đội ngũ tác giả và số lượng tác phẩm đông đảo, phức tạp. (Ở ngoài nước, nhà văn Võ Phiến đã tự gánh lấy trách nhiệm này, một mình ông trong nhiều năm trời đã biên soạn cả một bộ sách như bộ sử văn học VNCH, đi từ tổng quan đến các bộ môn). Trong cái tổng thể chung đó của văn học VNCH, phần LLPB do đặc thù của nó, đòi hỏi phải được khảo sát kỹ hơn.
    Từ hôm nay nhìn lại, đặt trong diễn trình của ngành LLPB văn học VN thế kỷ XX, tôi thấy trong LLPB của Sài Gòn trước 1975 có một số cuốn sách vẫn có giá trị và chúng vẫn còn có tác động và ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp này. Một ít những sách đó gần đây đã được in lại, như của Bùi Giáng, Nguyễn Văn Trung, Trần Thái Đỉnh, Vũ Đình Lưu... Đọc chúng, người làm nghề nói riêng, người đọc nói chung, vẫn còn có thể thu nhận được những thông tin mới mẻ về cách tiếp cận vấn đề, cách lý giải hiện tượng, cả những sai sót, ngộ nhận cũng là kinh nghiệm có ích. Cố nhiên về thời gian tính thì có những điều đã bị vượt qua, đã được bổ sung, điều chỉnh, nhưng thế không có nghĩa là những luận điểm, những phát kiến được các nhà LLPB Sài Gòn trước đây chứng minh có luận cứ khoa học bị mất đi ý nghĩa. Lấy một thí dụ rất nhỏ về từ ngữ. Ngay một cái từ như "thức nhận" (pris de conscience) thì trước Phan Ngọc khá lâu, Nguyễn Văn Trung đã từng dùng. (Đây không phải nói chuyện hơn kém, mà là nói tính chuyên môn của ngành nghề).
    Theo tôi, bây giờ đã đến lúc phải tiến hành nghiên cứu nghiêm túc tổng thể văn học VNCH như một thực thể có số phận riêng và như một bộ phận có tính lịch sử của văn học Việt Nam hiện đại, từ đó đưa ra những đánh giá khách quan, khoa học để những gì thực sự có giá trị chung của cộng đồng dân tộc trong đó sẽ được tiếp thu và sử dụng. Giá trị ở đâu cũng là giá trị. Với LLPB của bộ phận văn học này cũng vậy.

    (Đã đăng báo Văn Nghệ, số 17 - 18 / 2009. Đây là bản gốc của tác giả).

    (Source: http://danluan.org/node/1190 )

    Trả lờiXóa
  8. Phùng Tường Vânlúc 06:53 10 tháng 9, 2010

    Văn học miền Nam qua lăng kính nghiêm chỉnh, tư cách (hơn) của nhà phê bình và khảo luận luận văn học Vương Trí Nhàn.

    Bài viết của ông có đoạn kết sau đây :

    "Tôi kể lại hai chuyện này để thấy sự chia sẻ của chúng tôi với bạn đọc đô thị miền Nam còn là ở hai điểm. Thứ nhất sự chi chút gia tài văn học quá khứ. Không có các anh trong ấy bao năm gìn giữ, Hàn Mặc Tử chẳng hạn, rồi Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương...không thể trọn vẹn như ngày nay. Thứ hai, sự tiếp nhận văn học nước ngoài từ các lý thuyết văn học tới các tác giả cụ thể, các tạp chí ở Sàigòn đã làm công việc này một cách tự nhiên và cuộc hội nhập với thế giới mà các bạn trẻ đầu thế kỷ XXI đang làm là tiếp tục di theo cái mạch đó."
    Xin mời xem toàn bài :
    http://danluan.org/node/1146

    Trả lờiXóa