Đây là trang tạm trú của talawas sau khi bị tin tặc phá hoại, từ 23/8/2010 đến 14/9/2010. Bài đăng trên trang này đã được bổ sung trở về trang chính thức www.talawas.org.
_________________________________

Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010

Maya Kaneko - Dự án xe lửa cao tốc bị treo của Việt Nam vẫn trông mong vào Nhật Bản

Hồ Kim Sơn dịch

Quốc hội đình hoãn dự án có giá trị trên 5 nghìn tỷ Yên nhưng nghiên cứu khả thi mới bắt đầu cho hai phân đoạn


Hà Nội – Mặc dù dự án xây dựng đường sắt cao tốc bắc nam nối Hà Nội với Thành phố Hồ Chí Minh ở Việt Nam vừa vấp phải trở lực bất ngờ sau động thái bất thường của cơ quan lập pháp của nhà nước cộng sản không chấp thuận dự án để chờ nghiên cứu thêm, giới lãnh đạo cục đường sắt kêu gọi Nhật Bản tiếp tục ủng hộ.

Ông Nguyễn Hữu Bằng, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt Nam, trong một cuộc phỏng vấn gần đây cho biết ông mong muốn Cơ quan đại diện công ty quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency – JICA) bắt tay thực hiện nghiên cứu khả thi cho hai phân đoạn đường xe lửa cao tốc cụ thể trong một tương lai ngắn để đặt nền tảng cơ sở cho toàn dự án.

Khởi động lại dự án Đường sắt cao tốc

Theo báo Pháp Luật TPHCM ngày 30/08/2010, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (TCT ĐSVN) thừa nhận Quốc hội không thông qua nghị quyết dự án Đường sắt Cao tốc (ĐSCT) Bắc-Nam với nguyên nhân chính là báo cáo đầu tư thiếu thông tin, và đã báo cáo Chính phủ xin phép được nghiên cứu, lập báo cáo khả thi dự án trước mắt chỉ tập trung vào hai đoạn tuyến là Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang. Nay với sự ủng hộ của Chính phủ, Bộ GTVT đã có công hàm gửi chính phủ Nhật Bản đề nghị hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật để lập báo cáo khả thi.

Dương Danh Huy – Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Hưng? – Tên lạ cho nhà máy điện do nước “lạ” đầu tư

Bài “Trung Quốc đầu tư nhà máy điện ở Việt Nam” trên BBC Vietnamese cho biết, "Chính phủ Trung Quốc vừa phê duyệt 1,75 tỷ đôla cho nhà máy nhiệt điện Vĩnh Hưng giai đoạn 1, dự án đầu tư lớn nhất của nước này ở Việt Nam."

Không biết tên "Vĩnh Hưng" là do phía Trung Quốc hay phía Việt Nam đề nghị, mà "hay" quá!

Vĩnh Hưng = Yongxing = tên Trung Quốc đặt cho đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Xung quanh việc báo Công an Nhân dân đăng bài viết chỉ trích báo Trung Quốc

Theo BBC Tiếng Việt, vào ngày 17/08/2010, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc đăng bài nhận định cá nhân của biên tập viên Li Hongmei khuyên "Việt Nam không nên đùa với lửa" và "Việt Nam nên từ bỏ ảo tưởng rằng nếu có bảo trợ của hải quân Mỹ thì muốn làm gì ở Biển Đông cũng được."

Vào ngày 29/08/2010, tờ Công an Nhân dân - cơ quan ngôn luận của Bộ Công an - đăng bài viết “Đừng nhắm mắt nói bừa!” của tác giả Lưu Nguyễn bình luận về bài viết của Li Hongmei. Với ngôn từ thường gặp trên tờ báo này, dùng cho việc lên án và chỉ trích, tác giả Lưu Nguyễn cho rằng bình luận viên "giống cái" này [Li Hongmei] đã động lòng trước tiến triển của quan hệ Việt - Mỹ gần đây và những nhận định của "bà ta" là hồ đồ, hoàn toàn vô căn cứ, tức là nhắm mắt nói bừa.

Vũ Tường – Đọc Việt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao

Điểm sách Vietnam 1946: How the War Began (From Indochina to Vietnam: Revolution and War in a Global Perspective) của Stein Tonnesson, NXB ĐH California, Berkeley, 2010.[1]

Năm 1946 là một thời điểm rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam khi nước này vừa thoát ra khỏi ách thuộc địa. Trong quyển Vietnam 1946, sử gia Na Uy Stein Tonnesson theo dõi quá trình diễn biến quan hệ Việt-Pháp từ nhân nhượng đến xung đột qua hai biến cố: Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và biến cố 19-12-1946 khi chiến tranh bùng nổ. Tonnesson trình bày hai phát hiện quan trọng. Thứ nhất, Hiệp định sơ bộ 6-3 có được do công của các tướng lãnh Quốc dân Đảng Trung Quốc đã cố gắng môi giới cho cả hai bên Pháp Việt tiến hành đàm phán. Mặc dù thực ra sau năm 1945, Paris chỉ muốn bảo vệ quyền lợi của Pháp ở Nam bộ, các viên chức Pháp ở Đông Dương đặt kế hoạch giành quyền kiểm soát lâu dài cả miền Bắc khi họ điều quân ra Bắc để thay thế quân đội chiếm đóng Quốc dân Đảng Trung Quốc. Nếu không có phía Quốc dân Đảng Trung Quốc gây áp lực mạnh đối với cả hai bên Pháp Việt để ký Hiệp định sơ bộ 6-3, chiến tranh có lẽ đã bùng nổ vào lúc đó. Phát hiện thứ hai của Tonnesson liên quan đến câu hỏi ai chịu trách nhiệm đối với việc chiến tranh nổ ra vào ngày 19-12-1946. Cũng như đối với trường hợp trên, Tonnesson cho thấy những viên chức Pháp ở Đông Dương làm trái với chỉ thị của chính phủ Pháp khi họ khiêu khích chính phủ Việt Minh để nhử Việt Minh tấn công trước. Quân đội Việt Minh đã cố gắng không trả đũa các trò khiêu khích của quân Pháp trong một thời gian, nhưng cuối cùng đã sập bẫy và nổ súng vào ngày 19-12, chỉ vài ngày sau khi chính phủ Đảng Xã hội lên cầm quyền ở Pháp và mở ra triển vọng đạt được hòa bình bằng con đường thương thuyết. Tonnesson cũng phê bình tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh của Việt Nam, vì đã ra lệnh khai chiến hoặc đã không ngăn cản được binh sĩ của ông ta nổ súng vào đêm 19-12-1946.

Phạm Minh Hoàng và Phan Kiến Quốc

Kính thưa quý vị và quý bạn hữu khắp nơi,

Trước hết, thay mặt gia đình anh Phạm Minh Hoàng, chúng tôi xin kính gửi lời chân thành cám ơn quý vị đã nhiệt tình lên tiếng ủng hộ khi biết tin anh Hoàng bị chính quyền Việt Nam bắt giữ từ ngày 13/8 đến nay.

Từ khi anh Hoàng bị bắt, bạn hữu ở khắp nơi, đặc biệt là ở Pháp và Âu châu, rất lo âu vì nhiều người biết anh Hoàng là người làm báo và viết lách nhiều năm, không biết điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự an nguy của anh tôi?

Kính thưa quý vị,

Việc gì phải đến đã đến. Với các tư liệu và máy vi tính đã tịch thu của anh tôi, với sự thẩm vấn liên tục trong nhiều ngày, công an Việt Nam đã biết về những bài viết và các hoạt động báo chí của anh tôi.

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

Việt Nam xếp hạng thấp về chất lượng sống và xếp hạng cao về rủi ro mạng

Blogger Lê Diễn Đức thông tin về bảng xếp hạng do Newsweek công bố ngày 15/8/2010, trong đó Việt Nam đứng ở hàng 81 trong tổng số 100 quốc gia về chất lượng sống.

Theo bản tin của BBC Việt ngữ, Việt Nam đứng thứ 7 về rủi ro mạng, theo "Chỉ số Đe dọa Toàn cầu, dựa trên số liệu từ 100 triệu máy tính ở 144 quốc gia" vừa được công ti chuyên vế an toàn mạng AVG Technologies công bố.

Tin tặc tiếp tục khủng bố báo chí "lề trái"

Sau Tiền Vệ, Thông Luận, X-Cafevn, Dân Luận, talawas, Đàn Chim Việt, Free Lê Công Định..., nhiều trang mạng và blog khác, được cho là thuộc "lề trái" - khái niệm đặt ra để phân biệt với báo chí truyền thông chính thống, phải "đi đúng lề phải" như phát ngôn của Bộ trưởng TTTT Lê Doãn Hợp - cũng lần lượt bị tin tặc khủng bố và quấy nhiễu.

Blog AnhBaSg vừa bị tấn công, không còn hiển thị thông tin và bài vở, hiện treo thông báo "Blog đã phục hồi. Nhưng ko nên trao đổi thông tin cá nhân qua PM trong lúc này".

Trần Mạnh Hảo - Nơi nào triết học im tiếng thì minh triết cất lời

Tham luận đọc tại cuộc hội thảo “Minh triết doanh nhân, minh triết kinh doanh”, do Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh triết của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai và GS. Hoàng Ngọc Hiến, kết hợp với Trường Quản lý Giáo dục TPHCM, Hiệp hội Sản xuất & Chế biến Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức tại Sài Gòn ngày 29-08-2010

Nếu bạn loại trừ đối lập, bạn sẽ loại trừ chính thực tại.” (Héraclite)

David Dreier – Chuyến tàu tự do: Lộ trình năm 1989

Trần Quốc Việt dịch

Chúng ta đã đi được một đoạn đường khá dài kể từ năm 1989, năm đầy phép lạ ấy khi chúng ta cảm nhận, dù chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi, rằng điều gì đấy rất cơ bản về tự do của con người đã được an bài và rằng chúng ta đã nhìn thấy màu xanh trường cửu đang phủ lên môi trường chính trị toàn cầu. Lịch sử không cáo chung cách đây hai mươi năm, như một số người đã vội vàng tưởng; cuộc xung đột ý thức hệ ngày xưa đã trở thành cuộc xung đột giữa các nền văn hoá và chúng ta vẫn còn đấu tranh về những vấn đề đe doạ và phản ứng, ổn định và an ninh. Tuy nhiên ta hẳn là sai lầm khi cảm thấy mình bị tù hãm trong hiện tại mờ nhạt về đạo lý nên không làm lễ kỷ niệm hai mươi năm rất quan trọng mà chúng ta hiện giờ đang chào mừng và qua đó dành một khoảnh khắc để hồi tưởng thành tựu đã đạt được nhờ những cỗ máy huyền nhiệm vận hành trong suốt thập niên 1980 trong các phân xưởng dân chủ trên khắp thế giới và thành quả ấy vẫn còn vang vọng đến tận ngày nay.

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010

Lâm Hoàng Mạnh - Còi không hụ du ký (Kỳ cuối)

Chuyến tầu tốc hành Bắc Kinh - Thượng Hải băng băng trên đường dài 1650 km, tiếng xình xình theo nhịp rung lắc của toa đều đều làm tôi chập chờn nửa ngủ nửa thức. Nhìn đồng hồ tay, 4 giờ 10, lồm cồm bò dậy, leo xuống tầng 3, tôi ra ngoài hành lang, hít thở khí trời, ngắm phong cảnh hai bên đường qua cửa kính.

Trời chưa sáng, tầu vẫn lao nhanh, hàng cây, đồng ruộng lùi về phía sau loang loáng trong ánh sáng yếu ớt hắt ra từ con tầu. Nếu so sánh với Việt Nam, nhìn chung giống nhau, chỉ có điều khác là cửa sổ toa tầu Việt Nam ngoài kính còn có lưới sắt bảo vệ, tránh “cháu ngoan Bác Hồ” ngứa tay ném đá lên đoàn tầu, chào mừng du khách!

Greg Torode - Singapore đi dây đu

Thỏa thuận thương mại sắp ký kết với Đài Loan là hành động mang lại cân bằng đối với quốc đảo Sư tử, quốc gia muốn khẳng định nền độc lập của mình mà không cần liên minh với Bắc Kinh.

Hồ Kim Sơn dịch

Triển vọng của một thỏa thuận thương mại có tính bước ngoặt giữa Đài Loan và Singapore – mà Bắc Kinh có thể chấp nhận được– đang đẩy chú ý tập trung vào một trong những mối quan hệ tam giác nhạy cảm nhất trong khu vực.

Giữa lúc những căng thẳng Trung-Mỹ trong vụ Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông Việt Nam) và những vấn đề quân sự khác còn tươi rói trong mấy tuần lễ gần đây, tin tức về khả năng thỏa thuận thương mại Singapore-Đài Loan không thu hút được mấy chú ý của công chúng. Tuy nhiên, ảnh hưởng tiềm năng của một thỏa thuận như thế đang được xem xét tỉ mỉ tại những văn phòng nghị sự của vùng Đông Á; nó phản ánh cục diện chiến lược đang thay đổi nhanh chóng trong khu vực này.

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2010

Liêu Thái – Những câu chuyện về dạy và học (8)

Chuyện 8 – Đám giỗ ông giáo làng và những em bé lột sen, bán vé số…

Ngày giỗ thầy…

Một căn nhà lợp ngói, vách ván, chật và nóng, phía trước che thêm mái dã chiến với 10 chiếc bàn tròn, mỗi bàn có 10 ghế nhựa vuông vây quanh. Vào sâu bên trong, nơi tiếp giáp giữa hiên nhà và mái dã chiến là bàn thờ của người thầy giáo, các học trò gọi ông là thầy Tri (tên thật là Phạm Doãn Sổ), căn nhà nằm ở thôn Trung Phú I – xã Điện Minh – huyện Điện Bàn – tỉnh Quảng Nam. Ông đã mất cách đây hơn hai mươi năm, và cứ mỗi dịp giỗ ông, các học trò cũ lại tề tựu đông đủ, người góp kí nếp, kí khoai tây, con gà, người khá hơn thì góp con heo quay, thùng bia, nước ngọt… để tổ chức cúng thầy, tưởng nhớ thầy và cũng nhân đó mà thăm nhau, trò chuyện, chia sẻ, học hỏi, cảm thông… Dường như năm nào cũng như năm nào, cứ mỗi dịp giỗ thầy là các học trò háo hức về, không cần phải gọi mời, không cần phải đưa rước. Cái ngày ấy đã ăn sâu trong huyết quản học trò của thầy Tri.

Trịnh Khả Nguyên – Phú Văn Lâu và Đèo Ngang

Phú Văn Lâu

Tôi ngồi tại Phú Văn Lâu [1],
Nơi một ông vua năm nào ngồi đây giả vờ câu cá,
Ngài ngồi đây để lo
Việc nước
việc nhà
việc cả.
Còn tôi ngồi đây chẳng có việc gì cả để lo.
Nhìn trước là nước, là sông, là những con đò.
Nhìn sau là cung điện, lâu đài, thành lũy.

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

Ayn Rand - Nguồn gốc của chiến tranh

Nguyên Trường dịch

Lời người dịch: Tôn trọng quyền cá nhân con người, coi mỗi người là một thế giới riêng, là kẻ bị trị nhưng cũng có thể trở thành người cai trị chứ không phải là “gốc” của bất cứ thực thể nào, không đẩy họ vào tình trạng “được làm vua, thua làm giặc” thì mới mong loại bỏ được những cuộc Tổng diễn tập như đã từng xảy ra ở Bắc Giang vừa qua và chắc chắn sẽ còn xảy ra ở những nơi khác nữa. Đấy là bài học mà người dịch rút ra được từ tiểu luận này.

Nhiều người nói rằng vũ khí nguyên tử làm cho chiến tranh trở thành khủng khiếp đến mức buộc người ta phải suy nghĩ. Nhưng tất cả các dân tộc trên thế giới đều cảm thấy hốt hoảng và bất lực trước viễn cảnh là chiến tranh có thể xảy ra.

Nguyên Lương – Phản hồi bài viết của Trần Trung Đạo

Bài viết của Trần Trung Đạo về biển Đông rất súc tích, đầy đủ và phân tích tình hình quốc tế thật rành rẽ. Tuy nhiên chủ đề về lòng yêu nước mà tác giả đặt cho đề tựa thì chưa được bàn đến một cách thấu đáo. Những diễn biến phức tạp tại Á Châu gần đây đưa đến sự tái xác nhận vai trò làm chủ của Hoa Kỳ ở Biển Đông làm cho một số người hồ hởi và có thêm hy vọng rằng Hoa Kỳ rồi sẽ giúp Việt Nam chống Trung Quốc và muốn được thế thì chính quyền cộng sản Việt Nam phải nhượng bộ mà thay đổi chính sách cai trị dân. Phải nói rằng từ 35 năm qua, biến cố lần này cho ta có chút hy vọng là những thay đổi chính trị thực sự sẽ xảy ra ở Việt Nam trong tương lai gần. Nhưng đó chỉ là hy vọng, còn việc gì sẽ xảy ra thì chúng ta nên xét đến những yếu tố sau đây:

Chủ tịch Quốc hội: Tình hình Biển Đông cách đây một năm đến nay không có gì mới!

Theo báo Tuổi Trẻ, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều ngày 25/8/2010, trước đề nghị nên báo cáo Quốc hội về tình hình Biển Đông, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng điều này chưa cần thiết, bởi so với báo cáo của Bộ Ngoại giao tại kỳ họp thứ 6 cách đây một năm, đến nay không có gì mới!

Về nhận định của Chủ tịch Quốc hội, Nhật báo Ba Sàm đăng bài viết của tác giả Đinh Kim Phúc liệt kê một số sự kiện liên quan tới những tranh chấp tại Biển Đông trong vòng 5 tháng qua, và đặt ra câu hỏi tới ông Nguyễn Phú Trọng: "Như thế nào mới là có cái gì mới?"

Đỗ Anh Thơ - Những mẩu chuyện kể bên giếng nước (kỳ 4)

5. Như chú sẻ non trên ngọn cau

Quanh vườn nhà tôi có rất nhiều chim. Chim trú thường xuyên có chào mào, sẻ (tôi gọi là rằn rặt), chích chòe (chìa vôi), dẻ quạt, cu gáy (bồ cu), chim sâu (chắt chắt), sáo, cà cưởng… Chim về theo mùa có chèo bẻo, seo cờ, bã trầu (giống như vành khuyên nhưng ngực có lông đỏ), chim ngói, cò trắng… Chúng nhiều vô kể. Nhiều loài làm tổ trên cây duối, cây cau, cây chay… ở trước và sau nhà.

Tôi và hai người bạn thân là Lộc và Vinh, cứ đến cuối mùa xuân lại thám thính quanh vườn để phát hiện ra tổ của chúng. Nhưng quen thuộc với chúng tôi hơn cả có lẽ là chim sẻ.

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010

Jingdong Yuan - Những lý do sâu xa để Trung Quốc và Hoa Kỳ diễu võ giương oai

Trần Ngọc Cư dịch

Phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc đối với việc Hoa Kỳ kêu gọi đàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh hải trong Biển Nam Trung Hoa nằm trong ngọn triều của những căng thẳng đang gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington về một loạt vấn đề.

Ngoại trưởng Trung Quốc Yang Jiechi (Dương Khiết Trì) nói rằng hành vi can thiệp của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton một tháng trước đây cho thấy rằng Hoa Kỳ đang toa rập với nhiều nước khác ở trong vùng nhằm chống lại Trung Quốc. Các nhà phân tích Trung Quốc cũng vạch ra rằng những cuộc diễn tập quân sự hỗn hợp Mỹ-Hàn trong Hoàng Hải và Biển Nhật Bản chỉ là hành động khiêu khích và xâm phạm quyền lợi trên biển của Trung Quốc.

Liêu Thái - Nghĩ về chữ “tặc” – Quốc tặc

Người đi biển thì sợ hải tặc, dân ở rừng thì ớn lạnh lâm tặc, người đồng bằng nổi gai ốc khi nghĩ tới chuyện đạo tặc ghé nhà, làm vợ thì xui bảy kiếp gặp phải đạo tặc phu, làm cha làm mẹ thì buồn chín kiếp sinh phải đạo tặc tử… làm dân thì buồn thiên thu nếu gặp phải đạo tặc quân – còn gọi là quân tặc! Chữ “tặc” đứng ở đâu cũng chỉ tổ gây nhiễu sự, rối loạn và dẫn đến hư hỏng, đổ nát…

Gần đây, người ta hay nhắc đến khái niệm “tin tặc” – chữ “tặc” thời kĩ thuật số. Loại tặc này gây hại cũng chẳng kém gì mấy loại tặc trên, chúng xuất hiện chỉ làm cho chủ nhân “ngôi nhà” mà nó ghé rơi vào khốn đốn, khốn nạn mà thôi, không hơn không kém!

Với những nhà văn như thế, tất phải diễn ra Đại hội Nhà văn như đã diễn ra!

Trong bài viết vừa đăng trên trang Nguyễn Trọng Tạo, nhà văn Phạm Đình Trọng nhìn lại Đại hội Nhà văn lần thứ VIII đầu tháng Tám tại Hà Nội. Trước hết ông miêu tả sự "o bế và long trọng hóa đối với các nhà văn", thể hiện qua chi phí vé máy bay, khách sạn, ăn uống,... và cả ở việc "Ăn sáng xong, đoàn nhà văn ở khách sạn Kim Liên lên ba ô tô ca, có xe du lịch của cảnh sát bật đèn xanh đỏ nhấp nháy, hú còi rền rĩ gấp gáp đi trước dẫn đường, đến ngã tư gặp đèn đỏ vẫn thẳng tiến!"

Tiếp theo, ông nhận định rằng "đại hội với hơn sáu trăm nhà văn đã không nối tiếp và phát huy được khí phách kẻ sĩ và tư cách nhà văn trước những vấn đề khẩn thiết đang đặt ra với nhân dân, với đất nước", đồng thời miêu tả sự lộn xộn do "xung đột tư tưởng, xung đột chính kiến" trong Đại hội.

Kiến Hào - Trần & Hồ tranh vấn

Bình Dương, mùa Đông, tháng 10 năm Giáp Ngọ 2014. Nhân dịp về Bến Cát ăn giỗ, trên đường trở về nhà kẻ hàn sĩ vui chân lạc bước vào thành phố mới. Cảm thấy trong người không được khỏe vội dừng lại bên đường, ngả lưng trên vệ cỏ ngay góc ngã tư Trần Thủ Độ & Hồ Quý Ly. Không ngờ thấm hơi men nên nhắm mắt làm luôn một giấc. Gió heo may đem hơi lạnh hoà cùng sương đêm càng làm cho không gian thêm phần cô tịch. Tình cờ trong buổi âm dương giao hoà, mập mờ nhân ảnh nửa hư nửa thật lại có cơ duyên trộm nghe những lời trao đổi của hai nhân vật lịch sử nêu trên. Nay xin ghi chép lại hầu các bạn yêu Việt sử, với tất cả lòng nghiêm cẩn sợ sệt. Nếu có điều chi không được như ý xin người đọc lượng thứ vì trong cõi u minh tâm thần bất định, rất dễ nghe gà hoá cuốc. Nay kính.

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2010

John Mearsheime - Cơn bão đang quần tụ: Trung Quốc thách thức quyền lực của Hoa Kỳ tại châu Á (phần 2)

Hồ Kim Sơn dịch

(Chương trình diễn giảng Michael Hintze hàng năm lần thứ tư về An ninh Thế giới)

Có thể có người phản bác lại rằng cho dù tất cả đó đều là sự thật, nhưng Hoa Kỳ chưa hề hăm dọa tấn công Trung Quốc. Một vấn đề trong luận điểm này là những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ từ cả hai Đảng Dân chủ cũng như Cộng hòa đều tuyên bố rõ ràng rằng họ tin Hoa Kỳ là, xin trích dẫn lời của bà cựu ngoại trưởng Madeleine Albright, “quốc gia không thể thiếu được”, cho nên nó vừa có quyền vừa có trách nhiệm làm sen đầm trên toàn thế giới. Hơn thế nữa, đa số người Trung Quốc đều ý thức rất rõ Hoa Kỳ đã lợi dụng Trung Hoa yếu kém như thế nào bằng cách thúc ép đẩy nhanh chính sách “Mở cửa” bỉ ổi vào hồi đầu thế kỷ hai mươi. Những giới chức Trung Hoa cũng biết rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã choảng nhau trong cuộc chiến đẫm máu ở Triều Tiên giữa những năm 1950 và 1953. Không ngạc nhiên gì khi tờ Economist mới đây tường trình rằng, “Một vị tướng hồi hưu Trung Quốc đã so sánh hải quân của Hoa Kỳ giống như một người có thành tích tội phạm ‘cứ lảng vảng trước cửa nhà của một gia đình người ta’.”

John Mearsheime - Cơn bão đang quần tụ: Trung Quốc thách thức quyền lực của Hoa Kỳ tại châu Á (phần 1)

Hồ Kim Sơn dịch

(Chương trình diễn giảng Michael Hintze hàng năm lần thứ tư về an ninh thế giới)

Quả thật thú vị và vinh hạnh cho tôi được có mặt ở đây tại Đại học Sydney này để đăng đàn diễn giảng về đề tài quan hệ quốc tế trong chương trình diễn giảng Michael Hinzte hàng năm. Tôi xin được tỏ lòng biết ơn đối với ông Alan Dupont – người đã ngỏ lời mời tôi, và cảm ơn tất cả quý vị đã hội tụ về đây tối hôm nay để nghe tôi nói.

Hoa Kỳ là quốc gia hùng mạnh nhất trên hành tinh suốt nhiều thập kỷ nay, và là quốc gia đã triển khai những lực lượng quân sự hùng hậu đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngay từ những năm đầu của Đệ nhị Thế chiến. Sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực láng giềng của quí vị đã mang lại những kết quả có giá trị cho Australia và cho cả khu vực rộng lớn hơn.

Sinh viên Bách khoa Sài Gòn kêu gọi trả tự do cho giảng viên Phạm Minh Hoàng

Một nhóm sinh viên của giảng viên Phạm Minh Hoàng đã thành lập một trang blog với mục đích tập hợp những tin tức, phản ứng và sự can thiệp trong và ngoài nước nhằm vận động trả tự do cho giảng viên Phạm Minh Hoàng. Xin trích:
Chúng tôi phản đối các áp lực buộc sinh viên Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh phải rút hết các tin tức, ý kiến, phản hồi liên quan đến thày Phạm Minh Hoàng trên các diễn đàn nội bộ của trường. Chúng tôi phản đối các cú điện thoại buộc một số sinh viên phải xóa các thảo luận về thày Hoàng trên Facebook!

Nhật Tuấn - “Lỏng và tuột”: giọng điệu mới của Trần Đức Tiến

Lâu nay, các nhà văn thành danh dường như… tắc tị. Cho dù họ vẫn viết, mài miệt viết, nhưng… chẳng ra làm sao, chẳng khác trước, chẳng vượt qua được những gì đã viết. Tất nhiên, họ tắc tị không phải vì vốn sống – cái đó thừa. Cũng chẳng phải sợ cấm đoán, kiểm duyệt. Bằng vào những gì nhiều ông phát biểu, viết lách trên các diễn đàn, blog, web ngay trong nước, cho thấy họ chẳng còn sợ quái gì ai. Mà thời bây giờ, không in ấn tại các nhà xuất bản trong nước thì tung nó lên web chỉ bằng một cái click chuột.

Vậy mà vẫn tắc tị. Vì sao vậy?

Lâm Hoàng Mạnh - Còi không hụ du ký (8)

Chuyến đi tour Trung Quốc tập trung trước Nhà hát Lớn 5 giờ sáng, từ hotel Hàng Bạc chúng tôi lên taxi 4 giờ 40. Trời vẫn tối, phố xá vắng tanh, đèn đường tỏa ánh sáng vàng vàng, thỉnh thoảng xe máy, xe tải lao nhanh trên đường. Taxi chạy gần đến ngã tư Tràng Tiền, đèn giao thông bật đỏ, không ngờ xe tăng tốc, vọt qua. Tôi tái mặt, hai chân đạp cứng xuống sàn xe theo thói quen như phanh (thắng) gấp, quát:“ Sao cậu lại vượt đèn đỏ? Muốn chết cả lũ hả?”

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Tưởng Năng Tiến – Tiếp chuyện IQ và EQ

"Ở mỗi thời kỳ, mỗi dân tộc sẽ phải cam chịu hay có một số phận xứng đáng với sự lựa chọn và cách sống của họ." (Ngô Thế Vinh)
"Trải qua hàng ngàn năm, làng Sher, một cái làng nhỏ tí ở Tây Tạng, vẫn bám lấy cái sống dù ở một vị thế sinh tồn khắc nghiệt, một thềm đất hẹp nằm chênh vênh trên một sườn núi dựng đứng. Ở vị thế khô cằn này của cao nguyên Tây Tạng, lượng nước mưa hàng năm chỉ được khoảng dưới 10cm. Nhưng từng giọt nước đều được thu giữ trong một hệ thống tưới tiêu có từ thời thượng cổ. Nhiệt độ trung bình hàng năm luôn gần ở mức đóng băng (0oC), còn từ tháng Chạp đến tháng Hai thì hàn thử biểu bao giờ cũng lơ lửng trong khoảng -6oC đến -10oC.
Loài cừu ở đây có bộ lông cực dầy, giữ ấm rất tốt; lông cừu được quay và dệt thành áo quần và chăn đắp giúp dân làng chịu cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông vì họ không có gì khác hơn ngoài chút hơi ấm của bếp lò.

Bắc Phong - Các nhà đấu tranh dân chủ, đoàn kết lại!

Tặng Các Mác, người đã gợi ý thơ nhại bản Tuyên ngôn Cộng sản.

Các Mác (1818-1883)
Lịch sử đấu tranh dân chủ từ khởi thủy
là lịch sử đấu tranh giành lại quyền sống
quyền suy nghĩ và quyền tự quyết của con người
Các phong trào đấu tranh dân chủ hôm nay cũng thế!

Trần Trung Đạo - Tranh chấp Mỹ - Trung, một cảnh giác cho lòng yêu nước

Tại Diễn đàn Khu vực về Hợp tác an ninh ở châu Á tổ chức tại Hà Nội hôm 23 tháng Bảy, 2010, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố: “Hoa Kỳ, giống như các quốc gia khác, có quyền lợi quốc gia về tự do hàng hải, mở cửa những thủy lộ chung tại châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế trên Biển Đông. Hoa Kỳ chia sẻ quyền lợi này chẳng những với các quốc gia thành viên ASEAN hoặc các quốc gia tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN; mà còn với các quốc gia có nhu cầu về hàng hải khác và cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn”. Ngoài ra bà cũng tuyên bố Hoa Kỳ ủng hộ việc quốc tế hóa cuộc tranh chấp hải phận và giải quyết tranh chấp trên cơ sở công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển và “chống lại việc bất cứ một quốc gia tranh chấp nào xử dụng vũ lực”. Mặc dù Ngoại Trưởng Clinton xác định vai trò trung lập của Hoa Kỳ, những lời tuyên bố của bà rõ ràng nhằm bênh vực các nước nhỏ trong vùng, nhất là Viêt Nam. Ngoại Trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì giận dữ phản ứng: “Nhận xét của bà Clinton có vẻ như thực sự nhằm mục đích tấn công Trung Quốc bằng cách tạo ra một ảo ảnh rằng tình hình Biển Đông là đáng báo động”. Theo bình luận của báo New York Times, đây là “một chiến thắng đầy ý nghĩa đối với Việt Nam”.

Thông báo về việc tin tặc tấn công trang talawas ngày 23/8/2010

Vào khoảng 18 giờ chiều (giờ GMT + 1) ngày 23/8/2010, tin tặc đã đột nhập được vào máy chủ của talawas và treo thông tin giả như thường lệ về việc talawas đã ngừng hoạt động. Hai tiếng đồng hồ sau, chúng tôi đã giành lại quyền kiểm soát máy chủ và hiện đang tẩy trùng cũng như tìm cách khôi phục các dữ liệu đã bị tin tặc xóa bỏ. Cũng trong ngày hôm nay, tin tặc tấn công các trang X-Cafevn, Dân Luận Đàn Chim Việt, và để lại cùng một loại dấu tay trên các trang này. Trước đó, nạn nhân là các trang Tiền Vệ, Thông Luận và một số Blog khác.